TS Vinh, 37 tuổi nhận tin trúng tuyển hồi tháng 5, về làm việc tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Anh là một trong 14 người đầu tiên được đại học này tuyển dụng theo đề án thu hút nhà khoa học trẻ xuất sắc VNU 350.
Trước đó, anh tốt😼 nghiệp tiến sĩ ngành Quản trị và Chính sách giáo dục, trường Đại học Quốc g✃ia Chi Nan, Đài Loan (Trung Quốc).
"﷽Đại học Khoa học Tự nhiên là nơi mình gắn bó suốt thời đại học, thạc sĩ, đúng nghĩa đi một vòng thật xa rồi trở lại mái nhà xưa", anh Vinh nói.
Theo giới thiệu của Đại học Quốc gia TP HCM, từ khi tốt nghiệp đại học vào năm 2009 đến nay, anh Vinh đã đi qua 31 quốc gia và vùng lãnh thổ, giảng dạy gần 40 môn học, ở các lĩnh vực: Giáo dục khai phóng và liên ngành; Khoa học Xã hộ༺i và Nhân văn; Ngôn ngữ (Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam); Vật lý và Y học hạt nhân.
"Trong những🐭 giấ🍰c mơ viển vông nhất thời phổ thông, tôi cũng chưa từng nghĩ có thể đi dạy, trải nghiệm nhiều lĩnh vực và nhiều nơi trên thế giới đến vậy", anh Vinh chia sẻ.
Anh Vinh kể những năm 2000, thi đại học là điều xa vời, càng không kể đến việc được định hướng hay tư vấn ngành nghề bởi bố mẹ đều chưa học hết cấp 1. Trong một lần gặp các sinh viên khoa Vật lý của trường Đại học Khoa học Tự nhiên hồi cuối năm lớp 11, anh đượ𒅌c rủ "thi vào khoa cho vui".
"Hết lớp 12, tôi thi đại học vớiꦰ tâm thế đỗ thì vui, không th🐭ì đi làm kiếm sống, phụ giúp gia đình. May mắn là tôi đỗ vào khoa Vật lý - Vật lý kỹ thuật", anh Vinh nhớ lại.
Năm 2010, sau khi tốt nghiệp, anh Vinh học lên thạc sĩ c🍨huyên ngành Vật lý, Nguyên tử và Năng lượng cao, song song làm việc hành chính, trợ giảng ở một số trường đại học. Thử thách đến với anh khi học xong cũng là lúc dự án điện hạt nhân đình trệ. Anh và nhiều người khác vốn được đào tạo ngành này phải tỏa ra đi tìm việc khác.
Đây cũng là bước ngoặt khiến anh thay đổi định hướng. Với nền tảng từ việc trợ giảng, anh chuyển hướng sang giảng dạy, nghiên cứu về giáo dục. Theo anh, để giảng dạy tốt cần hiểu tận ngọn nguồn của hệ thống, phương 🌟pháp, công cụ và những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục. Năm 2014, Vinh sang Đài Loan, theo chương trình tiến sĩ với học bổng toàn phần.
"Tôi nhận ra mình hứng thú với lĩnh vực giáo dục, thấy thành quả đào tạo của mình t﷽hông qua sự chững chạc, hiểu biết của sinh viên", anh Vinh nói.
Đăng ký chương trình học bằng tiếng Anh nhưng phần lớn thời gian trên lớp, thầy cô, bạn bè lại trao đổi bằng tiếng Trung. Ngoài ra, trong sinh hoạt hàng ngày, mọi người cũng dùng ngôn ngữ này khiến anh Vinh gặp không ít bất tiện. Anh sau đó dành thời gian hè t🧜ự học tiếng Trung. Nhờ môi trường thực hành và sử dụng liên tục, hơn một năm sau, Vinh thành thạo và thi đạt chứng chỉ. Anh liền đăng ▨ký học thêm chương trình thạc sĩ chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng Trung.
Ở Đài Loan, các dự án, chương trình nghiên cứu về giáo dục hầu như bằng tiếng Trung. Nhờ ngoại ngữ mới, anh tìm kiếm và tham gia các dự án của nhiều tổ chức. Cơ hội đi Mỹ và nhiều nước châu Âu cũng đến thông qua các hội thảo khoa hඣọc hoặc các chuyến nghiên cứu.
Anh Vinh thường dành một tháng mùa hè đi tình nguyện. Anh từng dạy học cho trẻ em ở Lào, Myanmar, Thái Lan. Trước những chuyến đi này💎, anh tranh thủ tự học hoặc đăng ký các lớp ngôn ngữ Đông Nam Á ở trường.
Nhờ đó, anh Vinhꦉ cho hay có thể sử dụng được 7 ngôn ngữ, ở nhiều mức độ. Trong đó, tiếng Anh và tiếng Trung (phổ thông) là thành thạo nhất. Ngoài ra, anh biết tiếng Nhật, Hàn, Thái, Myanmar,𒈔 Lào, Quảng Đông (tiếng địa phương ở miền nam Trung Quốc).
Để học hiệu quả, khi tìm hiểu bất kỳ thứ tiếng nào, anh đều so sánh, tìm điểm tương đồng với tiếng mẹ đẻ để có phương pháp học phù hợp. Anh chia các ngôn ngữ thành ba nhóm: phát âm, hệ chữ ꧃viết hoặc cấu trúc, ngữ pháp giống tiếng Việt.
Theo anh, tiếng Trung, Hàn, Nhật có cách phát âm gần giốn🌺g tiếng Việt nên thuận lợi hơn. Với nhóm ngôn ngữ này, anh tiếp cận nghe, nói trước vì dễ nhớ, dần dần xây dựng vốn từ vựng rồi học ngữ pháp, cách viết.
Với lợi thế về ngoại ngữ, luận án tiến sĩ của anh Vinh được viết bằng bốn thứ tiếng (Việt, Trung, Thái, Anh). Anh Vinh cho hay đây là luận án đầu tiên của Đại học Quốc gia Chi Nan được thực hiện bằng bốn ngôn n🐻gữ, đạt điểm 93/100.
Tốt nghiệp tiến 🥃sĩ năm ꦺ2018, anh bỏ cơ hội ở lại trường làm nghiên cứu sau tiến sĩ để trở về Việt Nam, tham gia xây dựng chương trình đào tạo cho một số trường đại học.
Là đồng nghiệp tại Đại học Quản lý và Công nghệ TP HCM, TS Hà Triệu Huy, giảng viên môn Giáo dục khai phóng,♎ đánh giá anh Vinh bản lĩnh trong nghiên cứu൩, thực hành giáo dục.
Anh Vinh có hai bằng sáng chế về mô hình giáo dục khaꦗi phóng được Bộ Kh🌃oa học Công nghệ và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận. Khái niệm này được nhắc đến nhiều ở Việt Nam thời gian gần đây nhưng xây dựng hệ thống, mô hình giáo dục ra sao để đáp ứng yêu cầu thì chưa nhiều trường làm được.
Trên cơ sở khung cꦺhương trình đào tạo cho từng chuyên ngành, anh Vinꦯh đã nghiên cứu kết hợp những môn học cần thiết để đáp ứng chuẩn đầu ra.
"Anh sắp xếp công việc khoa học, thấu đáo, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp cùng phát triển. Tôi học hỏi và chịu ảnh hưởng nhiều từ anh 💧Vinh", TS Huy nói.
Trở về mái nhà xưa ở vị trí giảng viên, nghiên cứu Khoa học liên ngành, anh Vinh nói thách thức không nhỏ là phải chứng minh năng lực t🅺rong vai trò "nhà khoa học trẻ xuất sắc".
"Xu hướng khoa học liên ngành đã rất phát triển trên t🎃hế giới, để giải quyết các vấn đề xã hội cần sự phối hợp rất nhiều ngành nhưng ở Việt Nam còn 💦quá mới. Tôi muốn thử thách mình với cái mới", anh nói.
Lệ Nguyễn