Người thích thì tâm đắc với ý kiến của Trưởng ban Nội chính tỉnh ủy Lâm Đồng, ông Nguyễn Xuân Tùng, rằng việc “mua tin” không phải là việc “bán mua” như mua mớ, rau con cá ngoài chợ mà mang tính tượng trưng khi “những người báo thông tin chống tham nhũng đều làm vì cái tâm xây dựng xã hội chứ không thuần về giá tr🎉ị tiền bạc”.
Nhưng người không thích cái tin "mua tin" bằng tiền cũng không phải không có lý với phát biểu của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình: “Phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của mọi người dân, không nên đặt vấn đề 'mua tin'”, bởi đã đặt vấn đề mua bán là “xúc phạm danh dự của người cung cấp tin”. Thậm chí “không nên coi cuộc đấu tranh phòng ch🌠ống tham nhũng như một kế sinh nhai”.
Sáng qua ở Quốc hội, tôi đã phỏng vấn hai vị đại biểu quốc hội cũng là những người trong ngành nội chính. Phó chánh án Nguyễn Sơn bảo việc "mua tin" là quá tốt và nên khuyến khích. Và ông cười rằng, biện pháp kinh tế bao giờ cũng cho thấy hiệu quả. Còn Tướng công an Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an Hà Nội, cho hay, không chỉ trong lĩnh vực chống tham nhũng mà cả trong việc chống tội phạm việc "mua tin" đã làm t♏ừ lâu rồi. Và ông bảo: “nếu có quy định thì càng tốt”.
Tướng Chung, một vị tướng xuất thân trinh sát hình sự có lý và có thực tế để nói: “nếu có thì ch🌼ỉ có tốt”. Nhưng sẽ càng tốt hơn nếu số tiền đó không chỉ giới hạn 500 nghìn đồng đến tối đa 10 triệu đồng. Càng tốt hơn nếu số tiền đó không chỉ là 260 nghìn đồng, số tiền tượng trওưng đến mức mà chị “Nguyệt Hoài Đức” đã được nhận sau bao nhiêu gian truân cay đắng sau vụ nhân bản kết quả xét nghiệm.
Tôi vẫn nhớ như in những gì đã xảy ra vào ngày chị Nguyệt nhận thưởng. Không phải là số ti𝓡ền, không phải là chiếc bằng khen, không phải những giọt nước mắt của chị mà đó là những ánh mắt đồng nghiệp. Thật khó để nói đó là sự tán dương, đồng tình nếu như không muốn nói là lạnh lẽo kỳ lạ. Chỉ là tự nhiên, nhưng lời phát biểu của chị Nguyệt hôm đó đối với tôi rất hữu ý: “Thật sự đây là thành tích mà tôi không hề mong muốn được nhận”.
Tôi có người bạn tên là Đỗ Việt Khoa. Vâng, đúng là thầy Khoa của trường Vâ๊n Tảo, người năm 2006 đã một mình đứng ra quay video làm bằng chứng tố cáo hiện tượng tiêu cực thi cử tại trường Trung học phổ thông Phú Xuyên A, người sau đó đã gián tiếp tạo ra phong trào "Hai không": Nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử”.
“Tôi có đơn tố cáo việc thu tiền hỗ trợ tốt nghiệp 300 nghìn mỗi học sinh và tiêu cực trong xây dựng trường. Đấy là tham nhũng chứ còn gì nữa. Nhưng có ai xem xét giải quyết đâu" - thầy Khoa nói với tôi và ông vô cùng chua chát bảo rằng: “Người dân cho không (tố cáo tham nhũng) còn chả ai quan tâm, huống chi phải 𝓰trả tiền. Mua gì mà mua”.
13 năm làm phóng viên viết nội chính, tôi chứng kiến quá nhiều những niềm thất vọng như vậy. 13 năm làm điều tra, tôi chưa từng gặp 🃏một ai tố cáo tham nhũng chỉ để lấy tiền cả.
Ở giác độ về sự tổn thương, Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình hoàn toàn đúng. Có thể hơi chủ quan, nhưng có lẽ chẳng ai tố cáo tham nhũng, việc mà đi liền với nguy cơ đánh đổi cả công việc, cả gia đình, cả 🍃hiện tại và tương lai chỉ để lấy tiền. Huống chi đó là khoản tiền “tối đa 10 triệu đồng”.
Đỗ Việt Khoa, người hùng một thời, là một ví dụ cay đắng về việc người chống tham nhũng, kể cả khi trở thành “người đương thời”, kể cả khi trở thành nguyên do cho một phong trào rộng lớn trong ngành giáo dục, sau đó đã p🐼hải rời ngôi trường mà anh từng gắn bó nhiều chục năm trời.
Tôi nghĩ, trước khi đặt ra vấn đề "mua tin", điều mà những người chống th☂am nhũng cần hơn rất nhiều, là cơ chế để họ có t𒅌hể sống tiếp một cách bình thường.
Đào Tuấn