Sau bài viết "Thiệt và hơn khi mua bảo hiểm nhân thọ", có ý kiến cho rằng gửi tiền tiết kiệm sẽ không lo bị trượt giá; trong khi 🀅mua bảo hiểm nhân thọ, sau 30 năm, công ty bảo hiểm không thể đảm bảo đồng tiền của bạn giữ được giá trị của nó như lúc ban đầu.
Trước hết, tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm giá trị đồng tiền sau 30 năm sẽ rất khác so với thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nếu do lạm phát làm mất giá trị đồng tiền thì ngay cả ngân hàng hay bất kỳ một tổ chức tài chính nào cũng không thể đảm bảo với bạn rằng giá trị đồng tiền của bạn sau 30 năm sẽ được giữ nguyên ở mức ban đầu. Tức là ngân hàng cũng chẳng có các🔯h nào để giữ giá trị đồng tiền cho bạn nếu lạm phát làm cho nó mất giá, chứ không riêng gì bảo hiểm nhân thọ.
Chúng ta hãy nhìn vào lợi ích mà bảo hiểm nhân thọ mang lại cho khách hàng. Giả sử sau 30 năm, tổng phí đóng của bạn vào bảo hiểm nhân thọ là 300 triệu đồng. Vậy, năm đầu tiên bạn chỉ đóng 10 triệu, số tiền đó có thực sự lớn so với 300 triệu bạn đang có sau 30 năm? Trường hợp không may bạn gặp rủi ro, thuộc trường hợp được bảo hiểm phải bồi thường, số tiền 10 triệu đó so với hàng chục, hàng trăm triệu mà công ty bảo hiểm phải bồi thường cho khách hàng (ngay tại thời điểm sau khi bạn mới đóng 10 triệu) sẽ thế nào? Ai sẽ là ngườiꦯ được hưởng lợi hơn trong trường hợp này?
Chúng ta thường chê các công ty bảo hiểm tại Việt Nam điều này, điều kia, nhưng thực sự thị trường rất cạnh tranh với rất nhiều hãng bảo hiểm quốc tế đang cùng khai thác tại nước ta. Không khó để bạn lựa chọn một công ty bảo hiểm và sản✅ phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của mình (trong hay ngoài nước). Có chăng, việc từ chối tham gia bảo hiểm cũng chỉ là do một phần nhận thức của khách hàng tại Việt Nam về bảo hiểm còn hạn chế, phần khác do hệ thống kinh doanh bảo hiểm tại nước ta vẫn còn những yếu kém nhất định và cuối cùng là do thu nhập của người dân còn thấp.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.