Sàn chứng khoán TP HCM hô💞m nay ghi nhận hơn 411 triệu cổ phiếu được sang ✤tay với tổng giá trị giao dịch chưa đến 9.100 tỷ đồng. Giá trị giao dịch khớp lệnh chiếm 7.800 tỷ đồng trong số này. Đây là mức thấp nhất kể từ giữa tháng 11/2020 - trước giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ và dẫn đến tình trạng nghẽn lệnh.
Trên sàn Hà Nội🤪, tổng thanh khoản chưa đến 1.400 tỷ đồng.
Tiền phân bổ chủ yếu ở cổ phiếu tài chính (ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm) với gần 2.500 tỷ đồng. Trong khi đó, thanh khoản của các nhóm cổ phiếu trụ khác như bất động sản, công nghiệp, nguyên vật liệu đều rơi thẳng đứng còn 700-1.000 tỷ đồng, tức chỉ bằng giá trị giao dịch của một mã đứn▨g đầu sàn cách đây ba tháng.
VND của VNDirect vẫn đứng đầu về giá trị khớp lệnh với 370 tỷ đồng. STB,𝓡 HPG, VPB, VNM, SSI xếp tiếp 𝐆theo khi đạt từ 220-360 tỷ đồng.
Tiền đổ vào chứng khoán xuống mứ꧙c thấp nhất 20 tháng bất chấp chỉ số được cải thiện đáng kể. VN-Index giằng co ꦺmạnh, nhiều lần đảo chiều từ giảm thành tăng trong phiên và đóng cửa tại 1.166,48 điểm. Số lượng cổ phiếu tăng gần 250 mã, trong khi cổ phiếu giảm chỉ khoảng 180 mã.
Dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài là động lực chính cho phiên tăng hôm n♏ay. Sau bốn phiên bán quyết liệt, khối ngoại đã trở lại gom hàng. Giá trị giải ngân đạt trên 1.100 tỷ đồng, trong khi bán ra chỉ 620 tỷ đồng. VNM, FPT và VHM là ba cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều nhất.
Theo nhận định của chuyên gia Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), việc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đang lấy ý kiến về dự thảo rút ngắn chu kỳ thanh toán giao dịch chứng khoán (từ T+2 thay vì đợi đến T+3 như hiện nay) cho thấy nỗ lực cải thiện thanh khoản của các cơ quan điều hành. Tuy nhiên, VDSC cho rằng trong ngắn hạn khó có thể đánh giá được hiệu quả của dự thảo này, đặc bℱiệt trong bối cảnh thị trường vừa trải qua đợt điều chỉnh mạnh và tâm lý nhà đầu tư cá nhân còn nhiều e ngại.
Phương Đông