Minh Nguyệt góp mặt trong màu áo tuyển nữ Việt Nam từ 2004 đến nay và cô đang được HLV Trầ♔n Vân Ph🌳át giao cho vai trò dẫn dắt lối chơi thay cho đàn chị Kim Chi. Con đường đến với bóng đá của cô gái gốc Hà Tây không ít lý thú, từ đổ vỡ giấc mộng thành VĐV bóng chuyền, từng xuất phát là một VĐV điền kinh đầy triển vọng nhưng bóng đá lại đeo bám cô như định mệnh.
Sinh ra trong một gia đình bố là VĐV bóng chuyền, ngay từ nhỏ cô bé Minh Nguyệt được hướng dẫn để trở thành VĐV bóng chuy🔴ền chuyên nghiệp. Năm học lớp 8, Nguyệt thi tuyển vào đội trẻ của Bộ tư lệnh Thông tin nhưng không đạt yêu cầu vì thꦗiếu chiều cao (khi đó Nguyệt cao 1m60 mà chuẩn để dự tuyển là 1m65). Niềm mơ ước thành VĐV bóng chuyền đổ vỡ.
Sau khi giã từ giấc mơ bóng chuyền, năm học lớp 10 cô nữ sinh Nguyễn Thị Minh Nguyệt đi thi điền kinh để chuẩn bị cho Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc năm 2003. Ở môn này, Nguyệt tham dự nội dung 60m và 100m. Trong thời gian luyện tập cho giải đấu, Minh Nguyệt lân la vào đá bóng cùng độ♏i bóng đá nữ. HLV đội bóng đá nữ thấy một cô bé lạ đang đá cùng học trò có những pha xử lý rất kỹ thuật cùng những đường chuyền sắc lẹm kiến ông khá thích thú. Sau đó, vị HLV này động viên Nguyệt thi tuyển vào đội bóng đá nữ, thế là cô bé mạnh dạn đăng ký và đạt yêu cầu.
Năm 2003 tập luyện, Nguyệt còn chưa biết "đá lùng" là gì. Vậy mà chỉ một năm sau cô đã được đôn lên tập cùng đội U19 và cuối năm đó Nguyệt đã xuất hiện trong đội hình Việt Nam. Lần đầu lên tuyển, Nguyệt khá tự ti trước những "tiền bối" tài năng như Bích Hạnh, 🐈Đào Thị Miện, Mai Lan và Kim Chi. Tuy nhiên, được các chị giúp đỡ, cô quyết tâm luyện tập để theo kịp các đàn chị của mình.
Tấm HC vàng SEA Games ở Philippines năm♎ 2005 là dấu ấn sự nghiệp mà cô gái gốc Hà Tây nhớ nhất vì đó là chiếc HC vàng đầu tiên trong sự nghiệp bóng đá qu🃏ốc tế của cô.
Những người yêu bóng đá nữ Việt Nam giờ ai cũng biết Minh Nguyệt và Nguyễn Thị Muôn là cặp bài trùng trên sân bóng với những pha phối hợp rất ăn ý. Hai cầu thủ này có những thế mạnh bổ trợ cho nhau, Minh Nguyệt với lối chơi mạnh mẽ càn lướt cùng những đường chuyền sắc sảo còn Muôn thì tốc độ, tinh tế trong những pha dứt điểm, đặc biệt là khả năng di chuyển, chọn vị trí. Chính vì vậy, hai cô gái này là nỗi khiếp sợ đối với mọi hàng phòng thủ trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài đời họ cũng là mộtꦓ cặp bài trùng khi đi đâu cũng có nhau. Nguyệt cho biết: "Tôi và Muôn chơi với nhau từ khi còn tập chung đội trẻ rồi cùng nhau lên đội hình một và đội tuyển quốc gia. Gắn bó như vậy nên hai chị em rất thân thiết thường tâm sự và chia sẻ niềm vui nỗi buồn".
Minh Nguyệt kể lại ký ức kinh hoàng khi bị rắn độc cắn vào năm 2009 khi đang tập trung ở Tam Đảo cùng đội tuyển chuẩn bị cho SEA Games: "Lúc đó tôi rất sợ vì mình không thể tham gia thi đấu được nữa. Tôi không dám báo cho mẹ biết mà chỉ nói với chị gái. Tôi không muốn cả nhà thêm lo lắng, cứ coi như tôi đang tập luyện với đội tuyển thôi". Sau khi bình phục sức khỏe sau tai nạn hy hữu, Nguyệt đã cùng đồng đội giành ngôi hậu SEA Games trên đất Thái Lan. Mặc dù chiến thắng sau loạt đấu súng địnhꩵ mệnh nhưng đến tận bây giờ nữ tiền vệ này vẫn không khỏi day dứt sau khi bỏ lỡ tình huống ăn bàn mười mươi ở phút bù giờ của trận chung kết đó.
Minh Nguyệt (áo trắng) ở đội tuyển quốc gia. Ảnh: TTVH. |
Năm 2010 đánh dấu khoảng lặng trong sự nghiệp tiền vệ công Minh Nguyệt khi cô gặp chấn thương khá nặng. Minh Nguyệt phải nghỉ thi đấu thời gian dài để phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước. Khi nằm bệnh viện chịu những cơn đau của chấn thương hành hạ, Nguyệt khóc rất nhiều và từng có 𓃲ý định giã từ bóng đá: "Khi chấn thương lành mình sẽ nghỉ bóng đá và đi học để làm giáo viên ở một trường nào đó". Nhưng khi𒆙 đi lại được rồi Nguyệt lại muốn thi đấu tiếp. Sau phẫu thuật Nguyệt phải nghỉ một thời gian dài chờ vết thương hồi phục mới có thể tập luyện lại.
Trở lại ở giảꦜi bóng đá nữ vô địch quốc gia năm nay, Minh Nguyệt chỉ thi đấu 3 trận lượt đ🐻i rồi cô xin nghỉ để ôn thi tốt nghiệp lớp đại học mà cô đang theo học. Vì vậy, trong danh sách đội tuyển lúc đầu không có tên Minh Nguyệt. Về sau, Nguyệt được gọi bổ sung vì vị trí tiền vệ công của đội nữ còn thiếu.
Hơn 8 năm khoác áo đội tuyển, Minh Nguyệt không nhớ nổi mình đã ghi bao nhiêu bàn thắng cho đội nhà nhưng pha làm bàn mà cô ඣkhông thể quên đó là bàn thắng vào lưới Myanmar trong trận bán kết SEA Games 2009. Nhận được bóng từ đồng đội, Minh Nguyệt tung cú sút vào góc gần nhưng thủ môn đội bạn kịp đổ người đẩy bóng ra và cô lao vào đá bồi tung lưới ghi bàn ấn định tỷ số. Đó khôn🎐g phải là bàn thắng đẹp nhưng có ý nghĩa lớn giúp Việt Nam vào chơi trận chung kết.
Chức vô địch Đông Nam Á vừa đạt được cùng các đồng đội trên sân Thống Nhất đã làm thàn🦩h tích của cô dầy thêm với 2 chức vô địch Đông Nam Á, 2 HC vàng SEA Games và nhiều HC bạc khác. Là người thực hiện thành công loạt sút luân lưu thứ ba trong trận chung kết với Myanmar để giành tấm HC vàng AFF 🦩Cup 2012 về cho Việt Nam, Minh Nguyệt chia sẻ: "Thực sự lúc đó tôi rất run vì trước trận đấu thầy cũng cho tập sút nhưng tôi sút toàn bị thủ môn bắt. Khi kết thúc hiệp phụ, tôi được thầy giao cho đá lượt thứ ba. Tôi rất lo lắng nhưng mình cũng là người lớn tuổi trong đội mà không dám nhận thử thách thì sẽ gây tâm lý cho các đồng đội, vì vậy đành nhận liều... Pha sút đó không thực sự tốt bị thủ môn Myanmar chạm được bóng, may mà cô ấy tuột tay để bóng đi vào lưới. Thực sự lúc ấy tim tôi muốn nhảy ra ngoài. Nếu không may mắn thì không biết sau đó sẽ ra sao".
Cống hiến bao năm cho bóng đá nước nhà, cô gái tuổi Dần này chỉ mong trở thành một giáo viên thể dục sau khi giải nghệ. 🥀Ước mơ này cũng chính là việc kế nghiệp mẹ mình làm một giáo viên. Khi hỏi vì sao không muốn trở thành HLV đào tạo bóng đá trẻ, cô gái 26 tuổi này chia sẻ: "Mặt bằng bóng đá nữ hiện nay rất khó khăn, không phải ai cũng may mắn như chị Thanh (Văn Thị Thanh) và chị Miện (Đào Thị Miện). Mặc dù rất yêu bóng đá nhưng tôi không muốn theo con đường huấn luyện, tôi muốn trở thành giáo viên giống mẹ".
Sự trở lại ngọt ngào với chức vô địch Đông Nam Á đánh dấu một năm đầy thành công và hạnh phúc của cô. Minh Nguyệt vừa tiết lộ bí mật là cô đã có người yêu, một chàng trai học cùng cô thời cấp 3. Người yêu Nguyệt rất ủng hộ cô theo đuổi niềm đam mê với trái bóng tròn. Vì bận công việc nên anh không thường xuyên đến sân cổ vũ Nguyệt khi cô thi đấu nhưng sau các trận đấu anh đều gọཧi điện chia sẻ.
Thể Thao & Văn Hóa