Trong đời làm báo của mình, nhất là thời gian làm phóng viên xã hội, tôi gặp không ít trường🐼 hợp cha mẹ tố cáo con cái vì bị con hắt hủi, ngược đãi hoặc để thỏa mãn cơn tự ái cá nhân...
Dĩ nhiên, khi con gặp những sai lầm nghiêm trọng như vi phạm pháp luật, đặc biệt là các vụ trọng án, dù thương đến mấy, cha mẹ cũng không được phép bao che vì như vậy là vi phạm pháp luật. Bảo vệ cho sai lầm nghiêm trọng của con không phải là cách che chở ch🍸o con mà ngược lại làm hại con và có thể làm hại xã hội.
Không bao che không có nghĩa là không che chở.
Hoa hậu Diễm Hương vừa trải qua một cơn sóng gió tuổi trẻ mà nếu bạ♎n thông cảm sẽ thấy được những cái khó mà cô gái này phải đối mặt: danh tiếng đang mang, những bí mật bị phanh phui và đổ bể riêng tư. Giữa ngổn ngang trăm mối ấy, cô đã có những người bạn, người thân thông cảm, động viên để cô gỡ những bung rối cuộc sống. Và cô đang đứng d🀅ậy.
Diễm Hương hay bất cứ người con nào cũng có những sai lầm. Sẽ cần thiết biết bao nꦑếu bờ vai của người mẹ giang rộng lúc này. Đành rằng mỗi cây mỗi hoa, đành rằng chuyện gì cũng có lý do của nó, 🏅nhưng một người mẹ đứng ở một góc nào đó phơi xấu con mình trước truyền thông, nhất là khi con mình vừa trải qua những rắc rối cuộc đời, theo tôi không phải là một hình ảnh đẹp. Không che chở cho những sai lầm nào đó của con, không có nghĩa là đạp con xuống hố khi nó đang nỗ lực đứng dậy sau vấp ngã.
Hoa hậu thì không được mắc những sai lầm? Giữa những lùng nhùng thật giả danh xưng hoa hậu, có một cách hiểu khác, Diễm Hương nằm trong số những cô gái xui xẻo khi một số sự thật bị phơi bày. Những cô khác, với những gì bạn không nhìn thấy không có nghĩa là mỗi thứ đều tốt đẹp. Có bao nhiêu hoa hậu ở🀅 ta có công ăn việc làm ổn định? 💜Bao nhiêu cô hoa hậu không sử dụng cái sắc vóc của mình để kiếm sống, bao nhiêu cô mang lại những giá trị thực sự từ trí não để cống hiến cho đời?
Xã hội sinh ra những khung quan hệ sống bất thường thì hoa hậu hay người đẹp nào dù nam hay nữ cũng ẩn mình trong những khung sống đó. Chuyện yêu đương và hôn nhân của họ cũng không ngoại lệ. Tôi nghĩ chúng ta đừng nhìn vào điều đó để đánh giá vì không ai am tường chuyện riêng tư của một ai đó chỉ trừ người trong cuộc. Đánh giá người khác bằng việc moi móc đời🍷 tư của họ là một việc làm thiếu văn minh, trong khi cuộc sống còn nhiều thứ đáng phải làm hơn. Trong đó, chọn một thái độ sống, một 🍎cách nhìn nhận đúng và một cách yêu thương thực sự, là cái cần được ưu tiên trước khi bạn lùa mọi thứ vào những định kiến của bạn.
Xã hội đang phấn đấu có những cái nhìn giữa người và người tốt hơn thì người với người trong gia ꦕđình lại cần phải đi đầu trong những bảo vệ, cảm thông và che chở cho nhau trong những tình huống cần thiết. Đó là những điều thiêng liêng, đẹp đẽ của hai chữ “gia đình” còn lại với mỗi chúng ta. Và thật bất hạnh cho ai đó khi vấp ngã ngoài đời, về trong gia đình lại gặp những cánh tay đầy gai và muối, chích xát vào vết thương của họ.
Nhạc sĩ Thuận Yến, người vừa ra đi cách đây không lâu theo tôi là một người cha vĩ đại. Từ trẻ, Thanh Lam đã gặp một số vấn đề không may mắn trong chuyện riêng tꦓư và chắc chắn cũng gặp không ít những sai lầm của tuổi trẻ nông nổi. Khi các phóng viên hỏi ông về Thanh Lam, ông không phủ nhận một số sai l💧ầm của con, nhưng lại luôn có những động thái ân cần, che chở cho con gái của mình.
Dù cuộc sống ở phương Tây có cởi mở, con cái có quyền gọi cảnh sát đến bắt bố mẹ khi họ ngược đãi, xúc phạm con cái thì phần đông cũng đều không ủng hộ 𝔍cư xử tồi tệ của cha đẻ ngôi sao Lindsay Lohan với con gái mình. Đặt trong văn hóa phương Đông, đó là biểu hiện của xuống cấp đạo đức gia đì𒉰nh. Tôi nghĩ rằng, dù bạn sống tân tiến kiểu nào mà đánh mất những giá trị đạo đức đẹp đẽ thì bạn là kẻ thua cuộc.
Hãy phá bỏ những thứ lạc hậu chứ đừng phá bỏ những điều đẹ💮p đẽ.
Hoàng Nguyên Vũ