Có những điều là cơ duyên, để từ chỗ xa lánh lúc ban đầu cho đến khi thấy gần gũi, gắn bó và yêu quý. Và tiếng Pháp, văn hóa Pháp cũng là một cơ duyên ấy. Ngày đặt chân đến nước Pháp, hành trang tiếng Pháp chỉ biết mỗi hai từ Bonjour và Merci, vì ngày ấy mình đi theo chương trình học 𒊎liên kết ở Pháp hoàn toàn dạy bằng tiếng Anh. Để rồi khi phải xoay sở với đống vali khổng lồ của cả đoàꦫn ở sân ga chuyển từ Paris Gare de Lyon về Montpellier, câu “Merci” vẫn còn ngọng nghịu cứ bật ra mãi, để cảm ơn những con người xa lạ mà tốt bụng, nhiệt tình hết sức.
Ấn tượng ban đầu về tiếng Pháp cũng không phải là những ấn tượng dễ chịu. Một thầy ở trường Daudet luôn nói rằng tiếng Pháp của mình mang nhiều âm sắc tiếng Anh quá, chẳng khá được. Một thầy khác ở Đại học Paul Valéry thì luôn khắt khe với mình. Cảm giác lúc ấy khiến mình thực sự thấy nản lòng, tại sao tiếng Pháp phức tạp đến thế, cách diễn đạt phải chính xác, phải chọn lựa từ ngữ và sao phải học chia động từ nhiều đến vậy (mình vẫn nhớ cuốn sách Conjugaison Bescherelle bìa🔴 đỏ).
Nhưng rồi cứ bật tivi theo dõi những chương trình như Qui veut gag❀ner des millions, xem những bộ phim có phụ đề trên kênh Arte, nghe say sưa và lẩm nhẩm hát theo những bài hát của Jean-Jacques Gold🐲man, Marc Lavoine, Francis Cabrel, Celine Dion, Patrick Bruel. Có lần vào cửa hàng Tabac để mua thẻ điện thoại, mình vẫn cứ lẩm nhẩm hát: "Si tu crois que c’est fini, jamais" làm bác bán hàng cứ ngẩn người ra chả hiểu gì, cứ “Pardon" lại mấy lần. Chuyện này được chị họ nhắc lại mãi và mỗi lần kể lại, hai chị em lại lăn ra cười.
Chẳng thể nào quên những tháng🐎 ngày miệt mài ở th﷽ư viện trung tâm thành phố Montpellier, những lúc cứ đọc được hai mươi phút là lại gục xuống buồn ngủ vì tiếng Pháp khó quá, đọc một lúc là buồn ngủ để rồi lại gục gặc đầu đọc tiếp, rồi lại …ngủ gật tiếp.
Chẳng thể quên những ngày thực hành tiếng Pháp bằng cách quay mặt vào tường, tự nói bất cứ điều gì, để nói trở thành💦 một phản xạ. Có lần anh rể bảo là giữa đêm thấy chú ú ớ ngủ mê mấy câu tiếng Pháp mà vẫn chia động từ chuẩn ra phết. Chẳng thể quên thư viện nhỏ trong phòng của bà chủ nhà, có những thôi thúc phải chinh phục thứ ngôn ngữ này, để tiếp cận với cuốn sách, đọc và hiểu biết thêm về thế giới. Học ngữ pháp qua những cuốn sách trong thư viện, thực hành tiếng Pháp bằng buổi trò chuyện ngoài chợ, làm quen với bè bạn người Pháp, rồi nói chuyện với những ông bà già ngồi ở bến xe buýt, tiếng Pháp của mình khá dần lê🌠n, kiến tha lâu cũng đầy tổ, đặt ra mục tiêu là mình sẽ thi DALF.
Những tháng ngày lao đầu vào học tiếng Pháp, tận dụng hết các cơ hội để nói chuyện, để viết, nghe, để thực hành, rồi tới cuối năm, phần thưởng là tấm bằng DALF về trình độ tiếng Pháp có giá trị suốt đời. Sau này mỗi lần mệꩲt mỏi vì bài vở hay vì công việc, lại nhìn vào tấm bằng đấy, lại tự nhủ, chẳng có gì là không thể, nếu như mình quyết tâm và biết hình thành nên đam mê.
Và tiếng Pháp còn kỳ diệu hơn, khi mở cửa cho mình bước vào thế൲ giới văn hóa, con người Pháp. Bảy năm ở Pháp, tiếng Pháp trở thành thân thuộc, thành thứ ngôn ngữ thứ hai, trở thành những cảm xúc gắn bó. Và mình có biết bao bạn bè thân quen ở Pháp, người Pháp rất đỗi hiền lành, tốt bụng và nhiệt tình.
Nét văn hóa Pháp, nét lãng mạn, hào hoa của người Pháp cũng thấm dần vào trong con người mình, để trở thành một phần tính cách. Mỗi lần nghe một bài hát tiếng Pháp, lại🌊 thấy rung động và xao xuyến theo từng nét cảmܫ xúc. Mình yêu đến mê đắm những nét vẽ tài tình bằng lời ca của nhạc sỹ Francis Cabrel, yêu những triền đồi mướt xanh, váy trắng thướt tha, những ngọn gió mơn man cành lá, thanh âm của buổi sáng sớm đánh thức cả thành phố còn đang say ngủ. Francis Cabrel đã từng đến biểu diễn ở Nhà Hát Lớn ở Hà Nội, và chứng kiến ông say sưa biểu diễn suốt cả chương trình với những giọt mồ hôi lăn trên gương mặt, mình hiểu rằng hát bằng thứ ngôn ngữ tuyệt đẹp này, người ta sẽ hát được bằng cả trái tim.
Và tiếng Pháp còn m𝓡ang đến cho mình nhữn🍒g cơ hội mà mình chưa bao giờ nghĩ tới, giành học bổng đi trao đổi sinh viên ở Canada, ở Mỹ, thực hiện được những ước mơ ấp ủ bao lâu nay.
Nước Pháp, và tiếng Pháp, qua những bài giảng ngày hôm nay của mình cho sinh viên, luôn nhắn nhủ mình rằng, dạy tiếng Pháp sẽ là đưa các em đi trên c🐠hiếc cầu nối với nền văn hóa Pháp, với cuộc sống, con người nơi đây, và phải bước đi với một tình yêu khám phá những nét đẹp ấy, để cảm nhận cuộc sống trọn vẹn hơn.
Nguyễn Chí Phương