Ông Nguyễn Hồng Khanh, cựu bí thư thị xã Bến Cát; Nguyễn Huy Hùng (54 tuổi, nguyên giám đốc Ngân hàng BIDV Tây Sài Gòn); Nguyễn Quang Lộc (52 tuổi, cựu phó phòng quan hệ khách hàng) vừa bị Công an tỉnh Bình Dương đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Liên quan đến vụ án, 5 người khác bị cáo buộc Vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
Hồ sơ vụ án thể hiện, năm 2016, Công an Bình Dương nhận đơn tố cáo của ông Nguyễn Hiệp Hòa, con trai bà Hồ Thị Hiệp (Giám đốc Công ty An Tây, đã chết năm 2016) cho rằng ông Khanh đã móc nối với các cán bộ ngân hàng - nơi bà Hiệp vay ti💟ền, để buộc phải bán rẻ tài sản.
Quá trình điều tra, các cơ quan tố tụng Bình Dương kết luận, từ năm 2005 đến 2008, bà Hiệp vay c♐ủa BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn hơn 72 tỷ đồng, thế chấp một số bất động sản thuộc sở hữu của bà, con gái và công ty. Tổng giá trị tài sản đả🅠m bảo là hơn 80 tỷ đồng. Đến năm 2008, Công ty An Tây gặp khó khăn, không có khả năng trả nợ nên BIDV đã đưa khoản vay này vào danh mục nợ xấu và được ngân hàng trích quỹ dự phòng để xử lý nợ.
Năm 2012, ông Hùng với vai trò là Giám đốc BIDV Chi nhánh Tâ𒉰y Sài Gòn đã giao cho Nguyễn Quang Lộc xử lý tài sản thế chấp. Phương thức nhà băng đưa ra là "giao tài sản cho bà Hiệp tự bán" cho bên mua là ông Khanh, có sự giám sát và đồng ý của ngân hàng.
Kết quả điều tra bổ sung mới đây xác định, ông Hùng và Lộc đã không thực hiện đúng quy trìn꧅h về xử lý tài sản bảo đảm, không đánh giá thực trạng tài sản cũng như lập báo cáo thẩm định giá trị tài sản đ𒉰ể xác định được giá thị trường dự kiến... Dù tài sản không đủ để thanh toán nợ gốc nhưng lãnh đạo và cán bộ ngân hàng vẫn thống nhất để bà Hiệp và ông Khanh thống nhất về giá; đồng thời để ông Khanh chuyển một phần tiền (4,3 tỷ đồng) cho bà Hiệp. Ngân hàng thu hồi được 10,3 tỷ đồng.
Kết quả định giá tài sản xác định giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm 🐈xử lý tài sản thế chấp thu nợ là 45,7 tỷ đồng. Như vậy, hành vi của ông Hùng và Lộc đã vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát hơn 35,4 tỷ đồng. Ông Khanh bị cáo buộc là đồng phạm giúp sức cho Hùng, Lộc trong quá trình 🐻xử lý tài sản.
"Khanh biết công ty của bà 😼Hiệp đang nợ ngân hàng hơඣn 63,5 tỷ đồng... biết Hùng và Lộc làm trái quy trình thủ tục xử lý tài sản bảo đảm nhưng vẫn thực hiện...", cơ quan điều tra nêu quan điểm và xác định thiệt hại trong vụ án là "số tiền thu hồi nợ bị thất thoát" trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm và gây thiệt hại cho Nhà nước.
Ngoài ra, quá trình điều tra xác định ông Khanh còn có hành vi cùng Nguyễn Trung Kiên điều chỉnh ranh đất, giao cho Nguyễn Thành Luân làm thủ tục thửa đất, chiếm phần đất có diện tích hơn 844 m2 đất còn lại của bà Hảo (con gái bà Hiệp). Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định đây là "yếu tố vụ lợi" trong việc ông Khanh mua tài sản của bà Hiệp để xem xét xử lý về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây thất thoát lãng phí, nên không xem xét yếu tố đồng phạm với nhóm cán bộ, cá nhân về tội Vi phạm quy định về quản lý đất đai.
Cựu bí thư Bến Cát 'tin người vô tội sẽ được trả lại sự trong sạch'
Không đồng ý với kết luận trên, ông Khanh gửi đơn kêu cứu đến Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Dương và 🎉các cơ quan chức năng, tiếp tục kêu oan, cho rằng còn nhiều tình tiết chưa làm rõ, kết luận điều tra mâu thuẫn nhau.
Theo ông Khanh, sau hơn 3 năm kể từ khi TAND Cấp cao xử phúc thẩm, tuyên huỷ bản án sơ thẩm với lý do "chưa đủ căn cứ buộc tội", các cơ quan tố tụng Bình Dương đã nhiều lần trả hồ sơ điều tra bổ sung và tạm đ𒅌ình chỉ điều tra, phục hồi điều tra. Tuy nhiên, kết luận điều tra bổ sung mới nhất của công an tỉnh vẫn không đưa ra được chứng cứ mới liên quan đến vụ việc, hoặc cơ sở pháp lý để buộc tội ông.
"Bản kết luận này không chứng minh hay làm rõ được bất kỳ vấn đề nào mà T🍸òa án Cấp cao tại TPHCM đã yêu cầu cơ quan điều tra và VKS phải làm rõ", ông Khanh trình bày.
Cụ thể, lời khai của nhân chứng (người dẫn ông Khanh đi tìm mua đất) mâu thuẫn với nội dung đơn tố cáo của con trai bà Hiệp cho rằng ông đã thỏa thuận với các cán bộ ngân hàng để ép bà phải bán đất với giá rẻ. Hồ sơ không đủ chứng cứ chứng minh ông có sự bàn bạc, thỏa thuận và cấu kết trong quá trình xử lý tài sản thế chấp cũng như việc chuyển nhượn𝄹g nhằm động cơ vụ lợi và dẫn tới hậu quả là gây thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước.
Ông Khanh dẫn chứng, trong các bản kết luận điều tra trước đây thể hiện bà Hiệp đã đến ngân hàng gặp Hùng và Lộc đề nghị được bán một phần đất (đang là tài sản thế chấp) cho ông. Đồng thời, bà Hiệp cũng đề nghị chỉ trả cho ngân hàng một nửa số tiền bán đất, còn lại sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết luận điều tra cùng với văn bản bà Hiệp gửi cho ngân hàng cũng cho thấy giữ🀅a ông và bà Hiệp đã bàn bạc, thỏa thuận với nhau về diện tích, giá cả và phương thức th🀅anh toán (ngày 14/12/2012), trước khi bà Hiệp gặp ngân hàng (16/12/2012).
T🐽heo ông Khanh, những chứng cứ🔯 vật chất khách quan này chứng minh ông không hề có sự bàn bạc thông đồng, cấu kết với cán bộ ngân hàng như kết luận điều tra bổ sung quy kết.
Về việc này, hồi tháng 5/2021, TAND Cấp cao tại TP HCM xử🌊 phúc thẩm đã cho rằng "việc BIDV đồng ý cho🍒 bà Hiệp bán tài sản cho ông Khanh là giao dịch dân sự".
Cựu bí thư huyện Bến Cát cũng cho rằng, việc cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương cáo buộc ông cùng với ông Kiên chiếm đoạt hơn 844 m2 đất của bà Hiệp là không đúng. Bởi, phần đất gia đình ông sở hữu cũng như đất ông Kiên mua trúng đấu giá đều có nguồn gốc là đất mua của bà Hảo và giáp ranh nhau. Do khu đ🍎ất này bị xéo nên sau khi mua và đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng, ông Kiên đã gặp gia đình ông để thỏa thuận về việc điểu chỉnh lại ranh đất cho thẳng.
Gia đình ông đã đồng ý với đề xuất của ông Kiên và đã được cơ quan quản lý nhà nước đo vẽ, điều chỉnh lại cho cả hai chủ sở hữu. Sau khi điều chỉnh, phần đất của gia đình ông còn bị giảm ꦫđi hơn 3.300 m2. Tuy nhiên, cơ quan điều tra công an tỉnh Bình Dương lại cho rằng ông "vụ lợi" chiếm đoạt phần đất của bà Hảo.
"Những cáo buộc này khiến gia đình tôi suốt 5 năm qua như sống trong địa ngục, ảnh hưởng đến uy tín và danh dự. Chúng tôi vẫn luôn giữ lòng tin vào ph𝄹áp luật và tin rằng người vô tội sẽ được trả lại sự trong s🔯ạch", ông Khanh trình bày trong đơn gửi Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Dương, và đề nghị các cơ quan tố tụng làm rõ sự thật vụ án và minh oan cho ông.
Hồi tháng 5/2018, ông Khanh, Hùng, Lộc bị bắt tạm giam. Hai năm sau,🐷 TAND tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm, tuyên phạt ông Khanh 10 năm tù; Hùng nhận 12 năm tù, Lộc 11 năm. Các bị cáo kêu oan và đề nghị tòa phúc thẩm tuyên mình vô tội. Ba tháng sau đó, ông Khanh được♈ tại ngoại để chữa bệnh.
Năm 2021, TAND Cấp cao tại TP HCM xử phúc thẩm, chỉ ra nhiều vi phạm tố tụng, quan điểm, nhận định của tòa sơ thẩm còn mâu thuẫn, bất hợp lý; tuyên hủy án, trả hồ sơ điều tra bổ sung vì chưa đủ căn cứ buộc tội các bị cáo.
Quá trình điều tra bổ sung, Công an Bình Dương khởi tố thêm 5 người khác về tội Vi phạm quy định quản lý đất đai.
Hải Duyên