Chiều 28/3, kết thúc phiên họp về lương tối thiểu vùng của Hội đồng Tiền lương quốc gia, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết phiên họp mang tính chất thăm dò, các bên chưa chốt phương án cụꦐ thể, song cơ quan này tiếp tục đề xuất tăng từ ngày 1/7.
Tiền lương tối thiểu điều chỉnh lần gần nhất từ ngày 1/1/2020 vဣới vùng I là 4,42 triệu đồng; vùng II 3,92 triệu; vùng I▨II 3,42 triệu và vùng IV 3,07 triệu đồng và giữ nguyên đến nay.
Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, người lao động cần được chia sẻ khó khăn sau thời gian kiệt quệ vì dịch bệnh và bão giá. Việc tăng lương🎐 có lợi cho cả đôi bên, lao động có🅘 thêm tiền trang trải sinh hoạt, doanh nghiệp tăng chi phí song giữ được nguồn nhân lực. Cơ quan này từng đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2021 thay vì hoãn cả năm, song chưa thể thông qua do đại dịch.
Đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghi༺ệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ khó khăn với người lao động, song đề nghị tính toán kỹ trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn cần phục hồi sau đại dịch.
Năm 2021, khảo sát của Viện Công nhân Công đoàn cho kết quả 21% người lao động phải ăn nhiều mì tôm hơn; 48% lao động phải giảm lượng thịt hàng ngày; 22% chuyển từ mua sắm mỗi ngày sang dùng thực phẩm do người thân cung cấp; 15% c๊họn việc ăn gộp bữa, giảm bữa; 60% tiết kiệm các khoản chi; 11% phải vay mượn tiền của người thân; 0,3% lao động vay lãi suất cao, tín dụng đen hoặc bán sổ bảo hi🎐ểm xã hội.
Lương tối thiểu vùng là mức ♑thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp thỏa thuận, trả lương cho người lao động. Mức này áp dụng với người làm việc theo chế độ hợp đồng của Bộ luật Lao động; làm việc trong 🐈doanh nghiệp; hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê lao động.
Hồng Chiêu