Tháng 7/2010, một tiếp viên hàng không ph♔ải ꦰthay cơ phó trên chuyến bay của American Airlines, điều khiển máy bay hạ cánh xuống sân bay ở Chicago, Mỹ. May mắn là trong chuyến bay đó, cơ trưởng khỏe mạnh và nữ tiếp viên chỉ cần trợ giúp. Vậy nếu nữ tiếp viên đó bất đắc dĩ trở thành "diễn viên chính", khi cả hai phi công đều gặp sự cố, điều gì xảy ra? Liệu bộ phận mặt đất có thể hướng dẫn cô ấy đưa máy bay tiếp đất như phim không?
Câu trả lời theo Slate là có, nhưng vô cùng khó khăn. Nếu không có chuyên gia hướng dẫn, một người trong tình trạng hoảng loạn, không được đào tạo lái máy bay có thể khiến tai nạn xảy ra với một động tác sai lầm. Lý do là buồng lái của một máy bay chở khách có rất nhiều nút bấm, công tắc, màn hình, cần điều khiển... Một số nút trong số đó có thể dẫn đến tai🃏 nạn nếu nó được kích hoạt sai thời điểm.
Ngày nay, các máy bay đều có chế độ lái tự động. Tuy nhiên, lúc hạ cánh và cất cánh vẫn cần sự điều khiển của con người. Khi đó, họ phải sử dụng radio để cầu cứu sự hỗ trợ từ mặt đất. Phi công thường kích hoạt micro trên tai nghe bằng cách nhấn nút ở mặt sau cần điều khiển. Nhưng nút đó lại nằm ngay cạnh nút ngắt chế độ lái tự động. Điều này khiến người không có kinh nghiệm dễ ấn nhầm và người mới được khuyến cáo không sử dụng phương tiện liên lạc này. Thay vào đó, tiếp viên sử dụng dịch vụ radio băng tần dân sự (Radio-CB). Kích hoạt thành công radio dân sự, tiếp viên vẫn có nguy cơ bắt sai tần số. Trên thực tế, các phi công phải chỉnh lại tần số vài phút một lần khi bay giữa các khu vực kiểm soát không lưu. Trường hợp mặt đất nhận được cuộc gọi May🗹day (khẩn cấp) của tiếp viên, họ ngay lập tức chuyển cuộc gọi sang tần số cấp cứu và kết nối với chuyên gia nắm bảng điều khiển máy bay như lòng bàn tay.
Chuyên gia sẽ hướng dẫn tiếp viên hàng không cách vận hành chế độ lái tự động. Nhưng máy bay không thể tiếp đất tự động mà không có sự tham gia quan trọng của con người về việc thay đổi độ cao, vận tốc cũng như thời điểm triển khai thiết bị hạ cánh. Tất cả điều này có nghĩa là bất kỳ ai đang bay phải nhấn các nút và quay mặt số thường xuyên cho đến khi máy bayඣ hạ độ cao xuống dưới 450 m. Còn với người hướng dẫn ở dưới mặt đất, thách thức lớn nhất của họ là truyền tải qua radio🦩 chính xác các nút và mặt số mà tiếp viên nên thao tác.
Những sự cố như thế này rất hiếm, vì phi công phải khám sức khỏe 6 tháng một lần để chứng minh họ có đủ điều kiện bay. Nhưng, mọi chuyện vẫn có thể xảy ra, nếu phi công đó chẳng may bị ngộ độc thức ăn. Đó cũng là lý do cơ phó và cơ trưởng trên cùng một chuyến bay꧙ không bao giờ ăn cùng một thực đơn.
Và máy bay vẫn là phương tiện công cộng an toàn nhất thế giới, tính đến hiện tại. Thậm chí, tỷ lệ lây C💃ovid-19 trên máy bay thấp hơn khả năng bị sét đán𝕴h, theo một nghiên cứu của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc cônꦺg bố hồi đầu tháng 10.
Anh Minh (Theo Slate)