Nước ta nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình hàng năm 1.500-2.000 mm, số ngày có mưa là 100 (Theo số liệu của Nha khí tượng - Thủy văn Trung Ương). Như vậy, trung bình cứ 3,5 ngày thì có một ngày có mưa. Nếu lượng mưa trong một năm không chảy ra biển, mặt đ꧟ất sẽ ngập 1,5-2 mét nước ngọt (nếu xem mặt đất là bằng phẳng). 🦋Với diện tích lãnh thổ 331.211 km2, lượng nước mưa trong một năm xấp xỉ 600 tỷ mét khối. Đây là một con số rất lớn.
Một nghịch lý đang xảy ra ở nước ta khi mưa nhiều thì gây ra lũ lụt, ngập úng. Hết mưa lại hạn hán, ngay cả nước sạch dùng cho sinh hoạt cũng hiếm hoi. Nhiều nơi, người dân vẫn 🌳phải dùng nguồn nước ở ao hồ, sông ngòi hoặc thậm chí phải dùng cả nguồn nước ngầm đang nhiễm Asen nặng để ăn uống. Tại sao một đất nước được thiên nhiên ban tặng nguồn nước mưa dồi dào như vậy mà người dân lại thiếu nước sạch cho sinh hoạt? Đó là điều rất phi lý.
Cũng có một số nơi, người dân đã biết xây bể trữ nước mưa để dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Họ làm một cách tự phát, thiếu tính toán khoa học dẫn đến lãng phí vật liệu hay lãng phí nước. Tôi từng xem nhiều mẫu thiết kế biệt thự, nhà vườn và cả nhà nổi cho vùng lũ của các kiến trúc sư thì thấy phương án thu gom và sử dụng nước mưa chưa được chú trọng đúng mức. Việc sử dụng nước mưa chưa thành phong trào sâu rộng trong ꦰquần chúng nhân dân.
Một hộ ở nông thôn, với diện tích nhà 50 m2 lợp ngói (trong thực tế thường lớn hơn vì còn công trình phụ và chuồng trại chăn nuôi) có 4-6 người sinh sống, chỉ cần xây một bể chứa có dung tích 8-12 m3 bằng gạch hay bê tông, với chi phí 5-7 triệu đồng. Tất nhiên các này sẽ đáp ứng được nhu c𓄧ầu nước sạch cho ăn, uống, rửa rau, vo gạo… quanh năm.
🌺 Bể nên xây theo hình lập phương (hoặc gần với hình lập phương) để tiết kiệm vật liệu. Nếu xây bể bằng gạch chỉ, tường 12 cm, vữa xi - cát, có chống thấm, kích thước trong (Dài x rộng x cao): bể 8 m3: (2 x 2 x 2) m, bể 12,5 m3: (2,5 x 2,5 x 2) m. Nếu diện tích mái ngói rộng hơn có thể xây bể chứa có thể tích lớn hơn. Gia đình nào có điều kiện nên mua bể chứa inox (một bể lớn hoặc nhiều bể nhỏ đấu nối tiếp nhau). Máng hứng nước có thể làm bằng tre vầu, tôn và dẫn nước từ máng vào bể bằng ống nhựa, đường kính lớn hơn hoặc bằng 40 mm. Bể nên có nắp đậy để ngăn lá cây và các sinh vật khác rơi vào. Lượng nước mưa trong bể chứa sẽ giảm hàng ngày do nhu cầu sử dụng, nhưng rồi lại được bổ sung từ những cơn mưa.
Bạn cần lưu ý nước mưa không hoàn toàn tinh khiết như nước cất vì trong quá trình rơi xuống, chúng còn hòa tan một số khí và bụi trong không khí. So với các nguồn nước ở ao hồ, sông suối, giếng, thậm chí cả nước máy thì nước mưa vẫn sạch hơn. Nước mưa thiếu các khoáng chất, đặc biệt là canxi, chất cần thiết cho việc tạo hệ xương. Bạn có thể khắc phục bằng cách ngâm vào bể vài cục đá vôi (CaCO3). Ngoài ra, bạn không nên lấy nước ăn từ mái lợp fibroximang, bởi một lượng nhỏ bột amiang từ n꧋gói có thể lẫn vào nước, gây độc.
Ở các thành phố và đô thị, nhất là các khu chung cư, nếu nước mưa được thu gom vào các bể chứa lớn, xây chìm dưới mặt đất (bên trên là các sân chơi,𒀰 bãi cỏ…), để bổ sung cho nguồn nước sạch thành phố. Cách nat2 vừa giảm được giá thành vừa có tác dụng chống ngập lụt đường phố mỗi khi có mưa. Hiện Nhật hiện đang đi đầu trong việc sử dụng nước mưa để bổ sung cho nguồn nước sinh hoạt.
Nước mưa là loại nước sạch “trời ban”, không mất tiền mua, có chăng chỉ phải bỏ chi phí ban đầu để xây bể, làm máng dẫn và sẽ “hòa vốn” sau 2-3 năm sử dụng, sau đó coi như được dùng miễn phí. Nếu biết khai thác tốt, nguồn nước mưa không những thỏa mãn nhu cầu𝓰 sinh hoạt hàng ngày của người dân, mà còn là nguồn nước ngọt phục phụ cho sản xuất nông, công nghiệp nước nhà. Nguồn nước mưa cũng đặc biệt có ý nghĩa đối với người dân ở vùng núi cao và hải đảo.
* Độc giả gửi bài dự thi tại đây hoặc về email [email protected].
Cuộc thi "Năng Lượng xanh cho cuộc sống" do Báo điện tử VnExpress phối hợp với Công ty Schneider Electric tổ chức. Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live and Learn) là đơn vị đồng hành. Cuộc thi dành cho mọi công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, diễn ra từ ngày 13/9 đến ngày 23/10. Cuộc thi nhằm khuyến khích mọi công dân Việt Nam có những suy nghĩ và hành động thiết thực để tiết kiệm năng lượng. Tác phẩm dự thi có thể là những ý tưởng sáng tạo hay giải pháp mang tính thực tiễn liên quan đến điện năng trong sinh hoạt, sản xuất… |
Nguyễn Duy Quang