ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết, tiêu chảy xen kẽ táo bón là triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích thể hỗn hợp (IBS Mix). Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý mạn tính, gây rối loạn chức năng đường ruột, ảnh hưởng đến ruột gi🌠à; dẫn đến các triệu chứng đầy hơi, đau bụng, thay đổi thói quen đi tiêu...
Dựa vào trạng thái phân, hội chứng ruột kích thích được chia thành ba loại là IBS C chủ yếu gây táo bón, IBS D gây tiêu chảy và IBS M 🙈gây ra cả hai tình trạng trên. Các dạng hội chứng ruột kích thích này có những triệu chứng tương tự nhau. Tuy nhiên, cảm giác đau trướng bụng, đầy hơi và khó chịu ở hội chứng ruột kích thích hỗn hợp mạnh hơn.
Theo bác sĩ Hậu, hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng ruột thích hỗn hợp nhưng có liên quan 𝓡đến các vấn đề của nhu động ruột, gián đoạn 🐲tín hiệu giữa não và ruột.
Nhu động ruột hoạt động bất thường: các lớp cơ nằm dưới thành ruột có khả năng co bóp và thư giãn nhịp nhàng trong quá trình vận chuyển thức ăn từ dạ dày qua ruột đến trực tràng. Khi bị hội chứng ruột kích thích, các cơn co thắt diễn ra mạnh và kéo dài hơn bình thường, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng và t🌳iêu chảy. Ngược lại, khi ruột co thắt yếu, quá trình vận chuyển thức ăn diễn ra chậm lại, là✤m cứng và khô phân, gây ra .
Gián đoạn tín hiệu giữa não và ruột: dẫn đến rối loạn cân bằng giữa não và ruột. Khi căng thẳng kích thích ruột hoạt động quá mức gây ra tiêu chảy và rối loạn dạ dày. Trong khi đó, khi các tín hiệu não hoạt động kém, làm đường ruột hoạt động chậm lại, dẫn đến táo bón, đầy hơi.
Một số nguyên nhân khác như tác động của thực phẩm, nhiễm trùng đường tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột... cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Hiệ🍰n nay, rối lo༒ạn lợi khuẩn ruột là yếu tố thuận lợi gây ra hội chứng ruột kích thích được nhắc đến khá nhiều trong y văn.
Theo bác sĩ Hậu, chẩn đoán hội chứng ruột kích thích là chẩn đoán loại trừ, nghĩa là phải loại trừ các nguyên nhâ🥀n khác nhất là phải loại trừ ung th꧟ư ruột.
Hội chứng ruột kích thích hỗn hợp là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng 🥂nghiêm trọng đến sinh hoạt thường ngày. Về lâu dài, b🔥ệnh lý này có thể làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở người bệnh, gây suy nhược.
Bác sĩ Hậu chia sẻ thêm, thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng sẽ mang lại hiệu quả đáng kể trong việc điều trị. Người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm kích thích ruột như: sáng không được uống nhiều nước trước 7 giờ, không ăn sáng các thức ăn có nước và nóng như phở, bún nước, hủ tiếu cà phê, cháo...🉐 nên ăn các thức ăn nguội và khô như cơm, xôi, khoai, bánh mì... Không ăn thịt cá màu đỏ, thức uống như rượu bia, trà, cà phê, c🧸ác sản phẩm từ sữa, thức ăn nhiều dầu mỡ và chất béo, chocolate, kẹo, một số chất làm ngọt như fructose và sorbitol... Mặc dù căng thẳng không trực tiếp gây ra hội chứng ruột kích thích nhưng ở nhiều người, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến . Người bệnh nên thực hiện các biện pháp thư giãn, kiểm soát căng thẳng như yoga, thiền...
Theo bác sĩ Hậu, trong trường hợp bệnh phát triển nặng hoặc các biện pháp lối sống và dinh dưỡng không đạt hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc như thuốc chống co thắt giúp giảm các cơn co thắt cơ và đau bụng. Thuốc trị tiêu chảy giúp làm chậm nhu động ruột và giảm tần suất đi tiêu. Thuốc nhuận tràng 𒈔làm tăng tốc độ di chuyển của phân qua ruột, giảm triệu chứng táo bón. Thuốc chống trầm cảm ở liều lượng thấp được chứng minh có hiệu quả trong việc giảm tiêu chảy, đau bụng. Thuốc này giúp giảm trầm cảm và lo lắng, một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích hỗn hợp. Thuốc tăng tiết và giảm đau có khả năng làm tăn𓂃g lượng chất lỏng trong đường tiêu hóa, giảm độ nhạy cảm của các dây thần kinh cảm thụ đau trong ruột... Bù xơ và bơm men (probiotic) vào ruột là một trong những khuynh hướng mới trong điều trị ruột kích thích hiện nay.
Mặc dù hội chứng ruột kích thích hiếm khi nguy hiểm nhưng người bệnh cần đến gặp bác sĩ nếu ꧙xuất hiện các triệu chứng như chảy máu trực tràng, sụt cân, đau bụng ngày càng nhiều và xảy ra chủ yếu vào ban đêm... Đó có thể là d🔯ấu hiệu của bệnh viêm ruột hoặc ung thư đại tràng.
Phi Hồng