Mỹ và đối tác đang cố gắng xây dựng một liên minh quân sự nhằm đẩy lùi lực lượng khủng bố IS ở Iraq. Tổng thống Barack Obama hôm 7/9 khẳng định sắp công khai bản kế hoạch tổng tấn công nhóm này. Vấn đề đặt ra là bất kỳ nỗ lực nào góp phần làm suy giảm khả năng hay tiêu diệt IS đều đồng nghĩa với việc nhắm mục tiêu vào các cơ sở hạ tầng của chính Mỹ và đồng minh tại Syria, hãng tin AP nhận định.
Nhưng mọi chuyện còn phức tạp hơn thế nhiều lần. Khi Mỹ tăng cường công kích IS ở Syria, Washington có nguy cơ vô tình gia tăng sức mạnh và phạm vi hoạt động của Tổng thống Bashar Assad. Đây là nhân vật phương Tây luôn cố gắng loại bỏ suốt ba năm qua. Nếu Mỹ nhổ được tận gốc rễ mầm mống IS, những kẻ đang nắm quyền kiểm soát một phần ba Syria và Iraq, quân đội chính quy dưới sự điều hành của Assad có khả năng ngay lập tức lấp vào khoảng trống để lại, Zeina Karam, trưởng văn phòng AP tại Beirut, người có hơn 10 năm đưa tin về tình hìn🌌h Syria, phân tích.
Giải pháp thay thế khả thi cho vấn đề là trang bị vũ khí và hỗ trợ nhóm phiến quân thân phương Tây trong khu vực nhằm lật đổ Assad. Tuy nhiên, vẫn tồn tại🍎 nhiều lý do khiến chính quyền Tổng thống Obama miễn cưỡng kiềm chế, chưa dốc toàn 🌌lực thực hiện động thái này.
Phe nổi dậy theo đường lối ôn hòa, thân phương Tây ở Syria đang tan vỡ. Người ta chưa nhìn thấy dấu hiệu xuất hiện những nhóm thay thế kế cận. Bên cạnh đó🦋, phe có thế lực lớn nhất trong khu vực hiện giờ lại là các nhóm Hồi giáo, rất nhiều trong số đó có mối liên hệ với Mặt trận Nusra, chi nhánh chính thức của al-Qaeda ở Syria.
Tầm ảnh hưởng của Mặt trận Nusra phần nào bị suy giảm💞 bởi sự tàn bạ👍o của IS, dù vậy nó vẫn hoạt động rất tích cực và nằm trong danh sách những nhóm khủng bố nguy hiểm đối với nước Mỹ.
Mặt khác, muốn tăng cường sức mạnh vũ trang cho quân nổi dậy mà Mỹ hậu thuẫn, Washington trước hết cần trả lời được một số câu hỏi🐻 thiết yếu. Đầu tiên và quan trọng nhất là làm thế nào để phân biệt lực lượng nổi dậy thân phương Tây với các thành phần khác, trong bối cảnh tình hình ở khu vực ngày càng rối loạn. Đồng thời, việc đảm bảo vũ khí, thiết bị đến tay đúng người cũng là một yếu tố cần xét ജđến.
Mỹ và đồng minh hiện cũng đầu tư trang bị cho binh sĩ thuộc lực lượng Peshmerga của người Kurd ở Iraq để giúp họ chống lại IS. Trong khi đó, các tay súng nổi dậy thân phương Tây ở Syria lại phàn nàn rằng họ dường như đang phải tự mình vật lộnಌ, vừa phản công IS vừa đối đầu với sự chuyên chế của ông Assad.
Năm ngoái, Mỹ đe dọa dội bom lực lượng quân đội của Assad sau khi phe này bị cáo buộc thực hiện cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học cực kỳ nguy hiểm. Ý định nà𓆉y bị hủy vào giờ phút cuối cùng.
Mặc dù Assad phải từ bỏ kho vũ khí hóa học của mình, nhưng hành𝄹 động của ông vẫn khiến phe nổi dậy suy yếu nặng nề, mất đi sức mạnh ở nhiều khu vực quan trọng, đặc biệt là xung quanh thủ đô Damascus.
Tronꦍg cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình NBC hôm 7/9, ông Obama nhấn mạnh chưa điều động lực lượng bộ binh trong kế hoạch tổng tấn công IS của mình. Thiếu vắng sự tham gia của đơn vị này cũng là trở ngại không nhỏ đối với Mỹ. Chỉ mở các cuộc công kích bằng phi cơ dường như không thể thực sự tiêu diệt IS. Khi đẩy lùi được quân khủng bố, Mỹ và đồng minh cần lực lượng quân sự mặt đất để chiếm đóng, kiểm soát và bảo vệ những vùng đất chúng để lại, theo Karam.
Không kích với "vũ khí dẫn đường chính xác" gần như chắc chắn sẽ được sử dụng ở Syria, chuyên gia phân tích Sam Brannen, thành viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washi🐈ngton, bình luận. Nhưng việc tìm🌄 kiếm và tiêu diệt những mục tiêu cụ thể sẽ rất khó khăn. "Chúng ta phải tấn công những nhóm người có tính linh động cao", Brannen nói.
Thiếu thông tin tình báo cũng là một trong chướng ngại vật mà Mỹ và đồng minh phải vượt qua nếu muốn thành công trong chiến dịch tiêu diệt IS. Rất khó để có thể xâm nhập vào sâu bên trong tổ chức này, họ ít khi trao đổi với người ngoài, BBC cho hay. "Xét trên khía cạnh tìn🦹h báo con người, điều đó không tốt một chút nào", And💝rew Tabler, thành viên cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách cận Đông nhận xét.
Ở một mức độ s🧸âu sắc hơn, chiến dịch của Mỹ có thể tạo ra những kỳ vọng sai lầm. "Phần đông mọi người có một khái niệm về chiến tranh đó là 'bạn chỉ có thể hoặc thắng hay thua mà thôi'. Thật sự thì đó không phải là vấn đề, đặc biệt đối với các tác nhân không thuộc về một nhà nước nào", Brannen nhận định.
Nói một cách khác, đối với IS hay các nhóm khủng bố tương tự, không có một chiến thắng tuyệt đối với chúng. Phe này bị dập tắt thì gần như chắc chắn nhóm khác sẽ nổi lên và tiếp bước, như Tara McKelvey, chuyên gia phân tích từ Newsweek và DailyBeast, nói "một thắꦑng lợi hoàn mỹ trư♓ớc IS dường như là không thực tế".
Vũ Hoàng