Mỗi lần 40.000-50.000 đồng nhưng cộng dồn cả tháng, con số lên đến vài triệu đồng. Chưa kể các khoản lặt vặt khác như mỹ phẩm, đồ trang trí bàn làm việc,... cũng ngốn của Thủy Anh hàng triệu đồng. Sau vài lần phải tất toán khoản tiết kiệm online để bù vào chi phí sinh hoạt mà không thể mở lại được khoản mới, Thủy Anh quyết định lập bảng tính theo dõi chi tiêu.
"🎃Sau khi có bảng theo dõi chi tiêu, tôi phát hiện ra có nhiều khoản mình tiêu lãng phí, không cần thiết". Thủy Anh cho biết.
Tương tự Thủy Anh, nhiều người trẻ tập cách thắt chặt hầu bao, trong bối cảnh tổng thu nhập không tăng mà chỉ số 🌼giá tiêu dùng vẫn "leo thang". Theo Tổng cục Thống kê, bình quân 5 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 4,03% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,78%. Bên cạnh đó, những lo lắng về sức khỏe, mục tiêu dài hạn trong tương lai cũng khiến nhiều người lên kế hoạch cắt giảm chi phí hàng ngày để tăng khoản tiết kiệm, dự phòng cho sau này.
Với nhiều người, chi phí di c🅰huyển chiếm một khoản lớn trong chi tiêu hàng ngày. Tình hình tài chính cá nhân vẫn ổn định, vì được gia đình chu cấp đồng thời bản thânཧ đi làm thêm, cậu sinh viên Mạnh Linh (Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội) vẫn áp dụng các cách tiết kiệm khi di chuyển. "Mình tăng cường đi bộ, đi xe đạp cho những quãng đường ngắn để rèn luyện sức khỏe, bảo vệ môi trường. Khi đi xa thì có thể bắt xe buýt hoặc xe công nghệ", Linh cho biết. Sau Tết Nguyên Đán, Linh đã để lại chiếc xe máy ở nhà cho bố đi lại và mang chiếc xe đạp lên Hà Nội để giảm chi phí gửi xe, đổ xăng và bảo dưỡng.
Do công việc chưa thực sự hồi phục, một số khoản đầu tư thất bại, Hoàng Trung (Bình Chánh, TP HCM) nhận thấy giảm chi tiêu nói chung là điều cần thiết. Trong đó, giảm chi phí đi lại chiếm phần lớn. Trước đây, mỗi khi đi du lịch hay công💧 tác bằng máy bay, anh nghĩ ngay giải pháp gọi taxi cho cả lượt đi và về từ sân bay. Bây giờ, anh bắt đầu cân nhắc nếu hành lý gọn nhẹ, thời tiết không mưa và quỹ thời gian "xông xênh", anh sẽ bắt xe buýt. Còn nếu cần nhanh, tiện, anh sẽ đặt Grab.
Cũng nhằm cắt giảm chi phí cho di chuyển, gia đình chị Ngọc Lan (Gò Vấp, TP HCM) vừa bán chiếc ôtô để không phải "nuô🥂i" xe. Nhà chị mua xe cũ nên bán thậm chí còn lời chút đỉnh, khoản tiền bán xe bây giờ được dành để tích lũy, đầu tư.
Chiếc xe sau khi được gia đình chị mua về vào tháng 11 năm ngoái chủ yếu nằm ngoài bãi giữ xe, ngốn của gia đình chị 1,5 triệu đồng mỗi tháng, chưa kể các khoản bảo hiểm, bảo dưỡng và tiền đổ xăng. Khi đi làm, vợ chồng chị vẫn chọn xe máy cho thuận tiện. Cuối tuần họ mới có dịp dùng đến bốn bánh. Nhiều hôm gặp gỡ bạn bè, tiệc tùng có bia, cả hai vợ chồng đều không muốn cầm lái. "Mình thấy gọi xe công nghệ, vừa đỡ lo khoản đậu xe, vừa thoải mái nghওỉ ngơi khi di chuyển, là giải pháp hợp lý và tiết kiệm hơ𓂃n so với việc gia đình sở hữu một chiếc ôtô", chị Lan nói.
Gần đây, chị đặt xe Grab nhiều hơn khi biết đến dịch vụ GrabBike Tiết Kiệm và GrabCar Tiết Kiệm. "Hôm trước cả nhà đi chơi Lễ hội bánh mì tại Công viên Lê Văn Tám, hai lượt đi về có tổng quãng đường khoảng 17 km bằng GrabCar Tiết Kiệm hết khoảng 150.000 đồng, bằng 1/10 khoản lãi tiết kiệm hàng tháng từ tiền bán xe. Nhìn𝕴 mấy gia đình không biết gửi xe ôtô ở đâu vì đông quá, hai vợ chồng đều cảm thấy bán xe là lựa chọn hợp lý", chị Lan chia sẻ.
Khi người tiêu dùng tiết kiệm chi phí đi lại, nhu cầu mua sắm ôtô cũng giảm. Báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, các thành viên của tổ chức này và nhiều hãng nhập khẩu khác bán ra tổng cộng 19.243 xe tháng trong ♑tháng 1, giảm 50% so với tháng trước đó. Sau mức tăng mạnh vào tháng 3, thị trường ôtô trong nước lại quay đầu giảm doanh số trong tháng 4. Tháng đầu quý II/2024, các chương trình khuyến mại tiếp tục được nhiều hãng duy trì nhưng sức mua vẫn thấp, tăng không đáng kể so với cùng kỳ 2023 và giảm 11% so với tháng 3 liền kề 2024.
Tr🔯ong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, trong đó có giảm chi phí đi lại, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải thời gian gần đây đã ra mắt nhiều dịch vụ với chi phí tiết kiệm.
Đơn cử Grab ra mắt dịch vụ GrabBike Tiết Kiệm và GrabCar Tiết Kiệm với giá cước tiết kiệm đến 20% so với các dịch vụ GrabBike, GrabCar thông th𝔍ường. Bên cạnh đó,🙈 vào khung giờ cao điểm từ 6-9h và từ 17-20h hàng ngày, ứng dụng sẽ tự động áp dụng ưu đãi giảm lên đến 20% để người dùng tại TP HCM và Hà Nội có thể tiết kiệm hơn khi đặt xe di chuyển vào các khung giờ này.
Để giảm tải áp lực về giá vé máy bay trong mùa hè này, nhiều hãng hàng không đã tăng cường các chuyến bay đêmꩵ với m💟ức giá thấp hơn 20-40% tùy chặng.
Với mong muốn tích lũy tài c🤪hính để chuẩn bị ngân sách dành cho giáo dục của con sau này, gia đình Phương Hoa (quận 7, TP HCM) bắt đầu lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu. Trước đây, mỗi lần đi siêu thị lớn cuối tuần, vợ chồng chị và 🌳hai đứa con đang tuổi mầm non thường "nhặt đã tay" vì nhiều món có giá rẻ hơn đáng kể so với siêu thị mini ở chung cư. "Thanh toán thường vài triệu đồng, hóa đơn dài dằng dặc", chị Hoa miêu tả.
Mấy tháng gần đây, chị gần như không đi siêu thị lớn cuối tuần. Thay vào đó, để khuyến khích con vận đ🔜ộng, cả nhà đi bơi hoặc chỉ dạo phố buổi tối. "Nhờ giảm đi siêu thị và ăn hàng quán, tổng chi tiêu mấy tháng gần đây của gia đình tôi giảm đáng kể. Nhờ vậy có thể bỏ ra một chút để tiết kiệm cho các mục tiêu lớn sau này", chị Hoa chia sẻ.
"Thắt chặt hầu bao" để dành ngân sách cho các khoản tiết kiệ𒁃m được nhiều người theo đuổi hiện nay. Điều này được thể hiện qua khảo sát Green Shoots Radar do Công ty thanh toán điện tử Visa thực hiện với 8.400 người ở độ tuổi 18-65 tại 14 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam, công bố tháng 12/2023. Trong khảo sát này, phần lớn người tiêu dùng chia sẻ nguyện vọng sẽ trích khoản ngân sách lớn hơn cho mục đích tiết kiệm. Với các khoản t🍷iết kiệm chiếm từ 10-29% thu nhập cá nhân hàng tháng, 43% người dùng được hỏi tại Việt Nam kỳ vọng sẽ để dành nhiều khoản tích lũy cá nhân hơn - tỷ lệ này cao hơn mức trung bình trong khu vực (36%).
Báo cáo Xu hướng tài chính (Financial Trend Report) 2023 của Decision Lab cũng cho thấy người Việt đang ngày càng cẩn trọng hơn với tài chính cá nhân. Theo báo cáo này, 50% số người tham gia khảo sát ưu tiên hàng đầu cho tiết kiệm và 48% muốn đảm bảo an toàn tài chính cho gia đình trước tình huống khẩ🔯n cấp - tăng lần lượt 10% và 15% so với năm trước. Số người mở tài khoản tiết kiệm năm 2023 đã tăng gần gấp đôi, lên 62%. Năm 2024, người Việt vẫn sẽ giữ thái độ tài chính thận trọng với 54% người tham gia khảo sát lựa chọn tiết kiệm nhiều hơn nữa.
Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng liên tục tăng trong đầu năm nay. Lũy kế đến cuối tháng 3, tiền gửi ngân hàng của người dân đạt mức kỷ lục gần 6,7 triệu tỷ đồng, tăng thêm khoảng 39.000 tỷ so với tháng trước đó và cao hơn 2,2% so với cuối năm trước, dù lãi suất ngân hàng vẫn giữ ở mức thấp.
Nội dung: Kim Anh, Thiết kế: Ngân Hà, Ảnh: Thanh Tùng - Pexels