Trả lời:
Thận đảm nhiệm nhiều vai tròജ quan trọng với cơ thể như lọc máu đào thải độc tố và nước dư thừa, c▨ân bằng điện giải... Song, có nhiều nguyên nhân gây tiểu nhiều như đái tháo nhạt, tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu, kích thích trong đường tiểu...
Trường hợp nam giới bị tiền liệt tuyến, nữ giới bị viêm bàng quang hoặc mắc hội chứng bàng quang tăng ho൩ạt cũng gây ti🥃ểu nhiều.
Tiểu nhiều là tiểu trên 10 lần vào ban ngày và trên ba lần vào ban đêm. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh nên sớm tới𝐆 thăm khám tại các bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu, tổng phân tích nước tiểu và siêu âm hệ tiết niệu để sàng lọc tìm nguyên nhân.
Ngoài ra, mọi người cần thực hiện lối sống lành mạnh, ăn cân bằng, uống đủ nước, không ăn mặn, hạn chế đồ ăn nhanh và lạm dụng thức uống có cồn, nói không với thuốc lá. Tập thể dục thể thao hàng ngꦑày tùy theo tình tꦅrạng sức khỏe từng cá nhân. Điều trị triệt để các bệnh lý cấp tính như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm trùng đường tiết niệu...
Tránh sử dụng thuốc bừa bãi đặc biệt là các thuốc không cần kê đơn, thuốc thảo dược không rõ nguồn gốc. Không nên sử dụng chất kích thích (cà phê, trà, rượu bia, thuốc lá) vào buổi tối, gây căng thẳng𝄹 thần kinhඣ, mất ngủ.
Nên chủ động đi khám kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát bệnh thận ít nhất một lần mỗi năm. Khi có những dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thận như mệt mỏi, xanh xao,ꩲ ăn uống kém, buồn nôn và nôn, rối loạn tiểu tiện... cần đi kiểm tra.
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Quang Khải
Khoa Phẫu thuật Thận Tiết niệu - Nam học, Bệnh viện E