*Ảnh: Chợ Ninh Hiệp đóng cửa, TTTM bỏ tr🅺ống cả trăm ki ốt |
Sáng 15/1, tiểu thương kinh doanh t♔ại chợ Nℱinh Hiệp vẫn tiếp tục đóng cửa để phản đối việc triển khai dự án lấy bãi giữ xe của chợ và trường học để xây dựng trung tâm thương mại.
Trước đó từ sáng 14/1, trước thông tin dự án xây chợ mới được khởi công, các tiểu thương Chợ Nành (chợ Ninh Hiệp) đồng loạt che bạt, tạm dừng bán hàng tại hơn 1000 kios. Họ kéo nhau tới trụ sở UBND xã ở cách đó khoảng 200 mét để phản đối dự án lấy nh♋à để xe của chợ để xây trung tâm thương mại và giải trí.
"Quá bức xúc nên bà con mới bỏ việc tập trung đông như thế này", bà Hoàng Thị Vinh (65 tuổi) nói và cho biết, vài ngày trước một doanh nghiệp đã đưa máy móc v💜ề giải phóng mặt bằng♈, định lấy trường học và bãi đỗ xe của chợ để xây trung tâm thương mại.
Theo bà Vinh, dự án chuyển bãi xe và trường học để làm chợ là đi ngược lợi ích của người dân, cả xã đã có 4 chợ và trung♔ tâm thương mại. Tuy nhiên, chỉ 1.600 sạp hàng ở chợ Nành là kín c𒁃hỗ, còn 3 chợ Phú Điền, Ba Za, Sơn Long đều chưa hết tầng 1, các tầng khác bỏ trống vì dân không thuê.
"Xây thêm chợ vừa gây lãng phí, vừa xa rời thực tế", tiểu thương này nói. Rồi bà Vinh lý giải, việc xóa sổ bãi xe nằm ngay sát chợ để di chuyển ra địa điểm mới cách chợ hơn một km sẽ gây khó khăn, tốn kém trong vận chuyển hàng hóa và bất tiện cho đi 🔴lại của khách hàng.
Ngoài việc bất đồng với chủ trương xây dựng🐻 khu dịch vụ thương mại, nhiều tiểu thương còn tỏ ra bức xúc trước🀅 chủ trương phá trường cấp hai đạt chuẩn Quốc gia vừa tu sửa năm 2012 để lấy đất xây chợ mới.
"Ngôi trường khang trang ⭕như vậy sa🐻o lại phải phá đi nhường chỗ cho trung tâm thương mại. Trường mới nằm xa khu dân cư thì con em đi học rất khổ, chúng tôi đưa đón cũng vất vả hơn nhiều", một tiểu thương kiến nghị.
Không chỉ đóng chợ, các tiểu thương còn đồng loạt cho con nghỉ học để phản đối. Ông Nguyễn Đình Khoan, Hiệu trưởng Tiểu học Ninh Hiệp cho b🌠iết, ngày 7/1, có 19 em nghỉ học, hôm sau con số này lên tới 168 em và sau nhiều lần nhà trường vận động, hiện vẫn còn 19 🅰em nghỉ học.
"Trường đã họp đại diện phụ huynh học sinh của các lớp để động viên, thuyết phục bố mẹ cho con đến trường, tránh ảnh hưởng đến việc học hành của các em, tuy nhiên việc này vẫn tái diễn", thầy Khoan cho biết ꦉthêm.
Trả lời báo chí, ông Dương Dũng, Phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho rằng, dự án xây dựng hạ tầng ở xã Ninh Hiệp nằm trong quy hoạch sử dụng đất và đề án nông thôn mới của thành phố. Tuy nhiên, sau khi được thành phố chấp thuận đầu tư,🥃 đơn vị được giao dự án đã nóng vội phối hợp với Ban quản lý chợ Ninh Hiệp giải phóng mặt bằng không theo trình tự nên gây bức xúc trong nhân dân.
Theo ông Dũng, huyện chưa xây dựng🐼 trung tâm thương mại mà chỉ xây khu dịch vụ thương mại, khu giải trí, công viên cây xanh, bãi đỗ xe phục vụ nhân dân, để tiến tới nâng cấp xã Ninh Hiệp thành thị trấn.
"Chủ trương của huyện là giữ nguyên bãi xe cũ và làm thêm bãi xe mới theo quy hoạch rộng một ha để phục vụ nhu cầu các chợ trong xã. Còn việc di dời trường THCS, hꦏuyện đã chỉ đạo tạm dừng và báo cáo thành phố xem xét", ông Dũng nói.
Tuy nhiên, chiều 14/1, trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Bá Khanh, Cཧhủ tịch UBND xã Ninh Hiệp𓄧 khẳng định chưa nhận được công văn chỉ đạo từ các cấp về việc này. Điều cần thiết nhất bây giờ là giải thích cặn kẽ cho người dân hiểu, yên tâm ổn định kinh doanh.
"Chúng tôi chỉ biết báo cáo sự việc và đề xuất, kiến nghị chứ không đủ c𓄧hức năng giải quyết", ông Khanh cho hay.
Trước câu hỏi có cần thiết phải xây thêm chợ, trung tꦡâm thương mại, khi xã có 4 chợ chưa sử dụng hết, vị Chủ tịch này từ chối bình luận vì "nhiều lý do khách quan".
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã đồng ý ꩵchủ trương dự án xây dựng các công trình hạ tầng và hạ tầng xã hội tại xã Ninh Hiệp với số🍷 tiền 1🍃80 tỷ đồng (do một đơn vị tư nhân làm chủ đầu tư). Dự án này xây dựng chợ và khu dịch vụ thương mại tổng hౠợp trên diện tích khoảng 5.873m2, bãi đỗ xe diện tích khoảng 1 ha, dự kiến hoàn thành trong năm 2016. |
Phương Sơn