Tại hai khu chợ lớn nhất Moscow là Trung tâm thương mại Moscow (chợ Liu) và Trung tâm thương mại S🌺adovod (chợ Chim), vào ngày 27/1, người đi chợ lác đác. Đây là nơi có lượng người Việt buôn bán đông nhất ở Nga. 🤡Tuyết rơi trắng xóa trong cái lạnh âm 15 đến âm 20 độ C.
"Buồn lắm anh ơi, khách vắng hoe", Minh, một người quê gốc Nam Định có quầy hàng tại chợ Liu, cho hay.
Theo một cô gái người Hà Tĩnh, việc làm ăn trong chợ những ngày này rấ⛎t khó khăn, người Nga đi chợ mua sắm ít hơn trước. Cô cho biết thêm sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế tài chính ở Việt Nam, cô sang Nga để giúp đỡ người nhà buôn bán.
Đồng tiền của Nga hôm 21/1 xuống giá ở mức chưa từng có, với hơn 84 rúp mới đổi được 1 USD. Đến giữa tuần này, tỷ giá vẫn ở mức k♛hoảng 80 rúp/1 UဣSD. Rúp đã liên tục biến động suốt 18 tháng qua do giá dầu thấp và các lệnh trừng phạt của phương Tây vớཧi Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Cảnh vắng khách tại tòa nhà hai tầng với khoảng 1.000 quầy hàng khác hẳn so với không khí nhộn nhịp của những năm trước. Người dân Moscow đang phải thắt lưng buộc bụng, khi🎉 đồng tiền mất giá và lương không tăng, hàng thực phẩm thì tăng giá. Chính quyền một số nơi có lúc còn cắt giảm quỹ phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp đi lại của người về hưu.
Tại chợ Chim, nhiều người đi chợ chỉ đi qua lại xem hàng, hỏi giá nhưng không mặc thử đồ. Khu vực phía trong, nhiều quầy hàng đóng im lìm, một số người thu dọn, đóng hàng vào các thùng mang đi gửi. Cảnh tượng gần giống như thời điểm chợ Vòm bị đóng cửa hồi 2009. Các tiểu thương cho biết một số chủ quầy đã trả lại địa điểm để về Việt Nam.
Trong khi hàng hóa ế ẩm, người Việt kinh doanh ở cáไc khu chợ này còn đối mặt với nguy cơ tăng giá thuê quầꦺy.
"Mấy ngày nay không có ngಞười mua mở hàng, thế mà chủ quầy còn dọa niêm phong nếu chậm nộp tiền, thậm chí họ còn muốn tăng trong tháng tới", chị Ngân, một chủ quầy bán quần áo ấm tại chợ Chim, nói.
"♉Tôi được thông báo tiền thuê tháng sau sẽ tăng gầ🅘n 50%", anh Triều, người đang kinh doanh tại chợ Chim, cho hay. Hiện tiền thuê tại khu vực này dao động từ 150.000 rúp đến 350.000 rúp mỗi tháng, tương đương 1.900 đến hơn 4.500 USD𝄹. Ở chợ Liu, tiền thuê ở mức 500.000 rúp, tương đưཧơꦜng 6.500 USD.
Theo một số tiểu thương sinh sống tại Nga lâu năm, do kinh tế suy ꧃thoái trong gần hai năm nay, người tiêu dùng Nga đã chi tiêu tiết kiệm hơn. Công nhân viê🌞n có lương thấp và người về hưu chỉ mua sắm khi thực sự cần.
"Nhiều hôm tôi pha gói mì tôm ăn lót d𓆉ạ giữa buổi mà nghĩ cực quá, tự nhiên nước mắt tuôn ra", anh Tạo, một người🎃 bán hàng giày dép ở chợ Chim, chia sẻ.
Chợ thì đìu hiu, tình hình ở các xưởng may cũng khá bi đát. Người Việt làm công ở các điểm này c💜ũng phải chịu g💃iảm lương nhằm giúp các chủ xưởng giảm 🐼ꦆgánh nặng tài chính.
Ở nhà hàng của người Việt, trước đây khi 32 rúp đổi được một USD, một đầu bếp hạng cao được trả 1.000 USD mỗi tháng, tương đương 32.000 rúp, thì hiện 📖nay chủ nhà hàng phả😼i trả tới 80.000 rúp trong khi giá món ăn tính theo đồng nội tệ không tăng.
Nhiều người Việt ở các thành phố khác của Nga hiện cũ♔ng đang gặp khó khăn do suy thoái kinh tế. Một số đã quyết định về Việt Nam, chờ xem tình hình có khá hơn không mới quay lại.
Võ Hoài Nam (từ Moscow)