Trạng tháꦆi ngủ sâu, hay còn gọi là hôn mê, được thực hiện bằng y học hiện đại, sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất của phi hành gia. Sự hôn mê cũng có thể xuất hiện trong những trường hợp bị giảm thân nhiệt.
"Phương pháp trị liệu gây mê đã tồn tại về mặt lý thuyết trong những năm 1980, từ năm 2003 trở đi nó trở thành phương pháp chữa trị phổ biến cho bênh nhân bị chấn thương cần được chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện", M🉐ark Schaffer, một kỹ sư hàng không vũ trụ, nói với SpaceWorks Enterprises.
Theo Foxnews, đi đôi với quá trình truyền chất dinh dưỡng qua tĩnh mạch, một ဣphi hành gia được đưa vào trạng thái ngủ đông trong hành trình bay tới sao Hỏa, theo kịch bản phù hợp nhất là 180 ngày. Tuy nhiên, hiện nay thời gian giới hạn bệnh nhân trong tình trạng ♐hôn mê chỉ khoảng 1 tuần.
"Trước đây, 🦩chúng ta chưa có nhu cầu điều trị gây mê cho một người nào đó kéo dài hơn 7 ngày. Đối với nhiệm vụ bay lên sao Hỏa, chúng ta cần thúc đẩy quá trình n💞ày dài hơn, khoảng từ 90 đến 180 ngày cho phù hợp với độ dài của chuyến bay", Schaffer nói.
Phi hành đoàn sẽ sống bên trong co🌠n tàu vũ trụ nhỏ hơn với ít tiện nghi hơn, bao gồm bếp, dụng cụ tập thể dục, nước, thực phẩm và quần áo. Một thiết kế đặc biệt sẽ tạo môi trường trọng lực thấp giúp bù lại sự hao tổn của xương và cơ bắp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy về𒁃 phương diện kinh tế, chi phí chuyến bay giảm 5 lần nếu đưa phi hành đoàn vào chế độ ngủ đông. Tổng khối lượng yêu cầu của chuyến bay, bao gồm hàng tiêu dùng như thực phẩm và nước, giảm từ 400 tấn xuống còn 220 tấn. Khối lượng giảm được này lớn hơn cả một tầng phóng.
Lê Hùng