Theo Financial Times, sau khi phần thưởng 5 triệu cổ phiếu được trao vào 24/8, Tim Cook đã bán ngay với giá từ 148 đến 150 USD mỗi cổ phiếu, thu về 752 triệu USD. Ông cũng tặng số cổ phiếu trị giá 10 tri🔯ệu USD cho một quỹ từ thiện.
Cổ phiếu của Apple đã tăng hơn mười lần kể từ khi Cook trở thành𝓡 giám đốc điều hành vào năm 2011. Đầu tháng này, cổ phiếu của Apple đạt mức cao nhất mọi thời đại - 151,12 USD. Giá trị vốn hóa thị trường của công ty cũng cán mức kỷ lục 2.500 tỷ USD.
Theo các nguồn tin, hầu hết giao dịch bán 5 triệu cổ phiếu đã được sắp xếp từ tháng 8 năm ngoái. Chỉ hơn một nửa số tiền trị giá khoảng 397 triệu USD được Apple giữ lại để trang trải các nghĩa vụ thuế của Cook. 10 năm trước khi Tim Cook lãnh đạo công ty, giá trị của 5 triệu cổ phiếu này tương đương 378 triệu USD. Thời điểm đó Cook đã là một tron🐽g những CEO trả lương cao nhất nước Mỹ.
Năm 2013, kế hoạch trả lương cho Tim Cook bằng cổ phiếu💫 bị 1/3 cổ đông của Apple bỏ phiếu phản đối. Theo thoả thuận mới, số cổ phiếu thưởng mà Cook nhận được sẽ phụ thuộc vào diễn biến giá cổ phiếu của Apple với các công ty khác trong S&P 500. Trong vòng ba năm qua, ꦜApple mang về cho cổ đông tổng lợi nhuận 191,83%, đứng thứ 13 trong tổng số 442 công ty. Với kết quả này, Cook tiếp tục nhận được tối đa số cổ phiếu thưởng theo thỏa thuận năm 2011.
Tháng 9 năm ngoái, Cook nhận mức lương hàng năm trị giá 3 triệu USD. Ông cũng được thưởng 14,8 triệu USD nhờ kết quả kinh doanh vượt mục tiêu trong đại dịch. Bloomberg ước tính giá trị tài sản ròng của Tim Cook lên đến 1 tỷ 🃏USD. Trước đó vào năm 2015, ông cũng dự định cho đi phần lớn tài 🔯sản của mình trước khi chết.
Lần thưởng cổ phiếu tiếp theo Cook có thể nhận được là sau tháng 4/2023. Điều này phụ thuộc vào tổng lợi nhuận của cổ đông Apple. Đầu năm nay công ty tuyên bố bổ sung một "công cụ sửa đổi về môi trường, xã hội và quản trị" vào các chương trình tiền thưởng hàng năm của các giám đốc điều hành. Luật mới cho phép hội đồng quản trị ▨thay đổi mức chi tiền mặt 10% theo đánh giá về "sự lãnh đạo dựa trên giá trị".
Mỹ Quyên (theo Financial Times)