Vua Thành Thái tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Lân sinh ngày 22/2 năm Kỷ Mão (1879), là con thứ bảy của vua Dục Đức. Bửu Lân được chọn lên ngai vàng vào ngà🧸y mồng 1 Tết Kỷ Sửu và đăng cơ vào ngày mùng 2 (ngày 2/2/1889).
Vua Đồng Khánh băng hà khi chỉ còn ba ngày nữa là năm mới. Theo thủ tục của người Việt, tang lễ không thể gác qua hai năm. Điều đó đồng nghĩa với việc trong ba ngày triều đình phải phát tang vua cũ, lập 🍷người kế vị để năm mới có vua mới. Con vua Đồng Khánh là Bửu Đảo không được chọn vì quá nhỏ, mới 3 tuổi. Viện Cơ mật phải qua Tòa khâm sứ Pháp để bàn bạc. Với sự cố tình dịch chệch của người thông ngôn Diệp Văn Cương, hoàng tử Bửu Lân được chọn làm người nối ngôi.
Lên ngôi khi 10 tuổi, nhưng vua Thành Thái đã bộc l💙ộ rõ xu hướng căm ghét người Pháp nên luôn bị theo dõi và nghi ngờ. Thỉnh thoảng, vua lại có những cử chỉ, lời nói kỳ quặc, điên dại khiến quan Pháp rất nghi ngại.
Nhân việc vua không chịu phê vào bản tấu thăng chức cho một số quan lại tay chân của Khâm sứ𓄧, tòa Khâm sứ tước quyền♛ phê chuẩn của vua, giam lỏng ông ở Đại nội và biện lý do "Thành Thái mắc bệnh điên". Thành Thái ngự trên ngai vàng được 18 năm, bị phế truất năm 28 tuổi.
Ông có 31 năm bị lưu đày ở đảo Réunion ở Ấn Độ Dương (thuộc châu Phi) trước khi được đưa về nước trở lại. Ông mất ngày 16/2 🍨năm Giáp Ngọ 1954 tại Sài Gòn.
Ngoài 🍒bốn ông vua trên, còn nhiều vua khác lên ngôi vào "tháng ꧃giêng, mùa xuân", nhưng không được nêu rõ đăng cơ vào ngày nào, ví dụ Lý Bí (năm Giáp Tý 544), Lý Nhân Tông (năm Nhâm Tý 1072), Lê Trang Tông (năm Quý Tỵ 1533), Mạc Kính Vũ (năm Mậu Dần 1638).
Thanh Thanh tổng hợp