5h30', đèn sáng trong căn bếp tại ngôi nhà ở Obu, t𝔍ỉnh Aichi. Đó là lúc ông Kenichi Torikai bắt đầu chuẩn bị bữa sáng. "Tôi yêu khoảnh khắc này. Đây là những gì tôi thấy đam mê", người đàn ông nói.
Ông thường chuẩn bị mất một giờ, vì ông biến bữa ăn quan trọng nhất trong ngày được trình bày công phu, 𝔍tạo hình độc đáo, khi là một cô bé hoạt bát, lúc là một con vật dễ thương. Tất cả những điều ông làm đều dành cho๊ vợ, bà Mitsuyo, 73 tuổi, mắc bệnh Alzheimer dẫn đến suy giảm trí nhớ và mất dần khả năng vận động.
Bát thức ăn của ông trông giống như hộp cơm bento của các bà mẹ Nhật Bản thường làm để khuyến khích con cái ă💧n ngon miệng. Torikai làm vì hy vọng chúng sẽ kích thích sự thèm ăn cho vợ.
Ông thường chuẩn bị bữa sáng từ ngày hôm trước bằng cách trộn các chất bổ sung dinh dưỡng dạng lỏng với gelatin và biến thành một hỗn hợp tương tự như thạch😼. Sau đó ông có thể vẽ mọi thứ, trang trí bằng mứt, trái câ൲y, rau, đậu...
Một trong những thứ ông thích là bữa ăn mang hình cô gái, làm từ bánh mỳ, phủ mứt dâu tây lên quanh má và mặt, tảo bẹ khô làm lông mi, trong khi biến những miếng cà chua bi thành đôi môi, hai hạt đậu đen làm mắt. "Tôi đã🧔 thử nhiều thứ như rong biển hay bột đậu đỏ, nhưng đậu đen là tốt nhất. Nó làm cho đôi mắt long lanh và khuôn mặt sống động. Mỗi lúc hoàn thành một tác phẩm tôi thích thú và mong chờ phản ứng của vợ", ông nói.
Khi bữa ♑ăn đã xong, ông đỡ vợ ngồi vào bàn. "Em thích nó chứ?", ông xúc đồ ăn, nhìn vào mắt vợ và kiên nhẫn chờ đến lúc bà mở miệng. Trong khi ăn, ông nói chuyện với bà với chủ đề xoay quanh món ăn hay thời tiết.
Nhiều năm trước ông Torikai rời quê nhà ở tỉnh Kumamoto đến Aichi làm việc. Tại đây ông được💝 giới thiệu với Mitsuyo, cùng quê. Hಌọ kết hôn năm 1974 và có hai con trai.
Chín năm trước, khi ông và vợ đang chuẩn bị cho những năm tháng nghỉ hưu thì Mitsuyo xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Bà cần nhiều thời gian mới hoàn thành được việc mua sắm. Có lần bà gục trong bếp. Một ngày, người vợ ra ngoài nhưng mãi không trở về. Người chồng cuống quýt đi tìm, khi tìm thấy bà mới nói "Em không nꦏhớ đường về nhà".
Ở tuổi 64, vợ ông bị chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer. Từ lúc đó, ông quyết định nghỉ việc t🦹rước thời hạn, để toàn thời gian chăm sóc vợ. Ông đưa bà đi gặp các chuyên gia, tham dự các bài giả꧒ng và sinh hoạt trong một nhóm để hiểu về căn bệnh. Họ thử mọi cách làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer, dù chỉ một chút. Ông đưa vợ đi học vẽ, đan lát và đi bộ đường dài trên núi. Họ mua một cây đàn piano để người đàn, người hát.
ཧNhưng 5 năm trước, bà Mitsuyo chỉ nằm trên giường. Kể từ đó cây đàn piano đóng nắp.
Khoảng một năm rưỡi trước, Mitsuyo bắt đầu gặp khó khăn trong việc ăn uống, một dấu hiệu cho thấy bệnh mất trí nhớ đang tiế🐻n triển. Bà không thể ăn uống trong nhiều ngày và sụt ♓20 kg. Một bác sĩ đề nghị Torikai cho vợ ăn các chất bổ sung dinh dưỡng ở dạng lỏng. Nhưng bà rất khó nuốt, chỉ khi ông biến chúng thành thạch, vợ đã ăn được.
Nhưng thạch trông rất nhạt nhẽo. Torikai bắt đầu phủ mứt và mật ong và nảy ra ý tưởng vẽ lên. Vợ ông đã ăn hết, tăng cân, sức khỏe được cải thiện. Dù hiện tại do căn bệnh mà vợ ít k♕hi nở nụ cười với mình, ông Torikai vẫn đều đặn làm bữa cơm mỗi ngày.
"Đôi lúc tôi ấy cảm thấy cô đơn. Nhưng đa phần tôi tận hưởng khoảng thời gian êm dịu bên Mitsuyo. Tôi chỉ muốn có nhiều thời gian ☂như thế này với bà ấy càng lâu càng tốt", người 🉐chồng yêu vợ nói.
Video ông Torikai dỗ vợ ăn:
Bảo Nhiên (Theo Asahi)