Nửa tháng nay, chiều nào đến trường đón con, chị cũng nghe loa nhà trường vận động, tuyên truyền về lợi ích của việc tiêm vaccine cho trẻ. Vài ngày tới, nhà trường còn tổ chức tọa đàm qua Zoom, mời chuyên gia trao đổi với cha mẹ học sinh về các vấn đề liên quan đến tiêm chủng phòng Covid. Cô giáo chủ nhiệm ngỏ ý mời chị Yến, với tư cách là một phụ huynh làm việc trong ngành y 🗹tế, phát biểu chia sẻ trong tọa đàm để tăng sức thuyết phục. Nhưng khi biết băn khoăn của chị, cô giáo thông cảm và tôn trọng.
Sáng nay, sau khi hay tin Sở Y tế TP HCM đề nghị Sở Giáo dục cung cấp danh sách phụ huynh là nhân viên y tế không đồng thuận tiêm vaccine Cꦛovid꧟-19 cho con, để thuyết phục họ, Yến nói, chị thấy rất khó hiểu và "hơi lo lắng", dù chuyện này không xảy ra ở Hà Nội.
Tôi cũng như Yến, thấy khó hiểu. Quy định hiện hành của Việt Nam, cũ✅ng như Tổ chức Y tế꧋ Thế giới, không bắt buộc người dân tiêm vaccine Covid-19. Việc Sở Y tế TP HCM ra văn bản yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cung cấp thông tin nhân thân của 579 nhân viên y tế làm dấy lên lo ngại Sở này sẽ gây áp lực lên các nhân viên y tế trong danh sách.
Trước hành động của Sở Y tế, có hai luồng ý kiến: một bên cho rằng nhân viên y tế phải đi đầu, gương mẫu trong phòng, chống dịch, mà tiêm vaccine là một trong những giải pháp; phía khác nhận định, tiêm vaccine là tự nguyện, không thể dùng văn bả꧒n hành chính đi sâu vào quyền nhân thân của họ như vậy.
Đáp lại, Sở Y tế giải thích, văn bản của Sở💫 Y tế là nhằm phản hồi văn bản của Sở Giáo dục về thông tin 579 nhân viên y tế không đồng thuận cho con tiêm. Nếu thông tin đó là đúng, thì cần cung cấp cho Sở Y tế những nhân viên y tế đó là ai, để vận động họ, tránh ảnh hưởng đến chủ trương tiêm vaccine của ngành. Phó giám đốc Sở y tế lý giải♋ "nhân viên y tế mà không tiêm vaccine có thể ảnh hưởng tâm lý đến những người dân bình thường".
Mục đích thông tin của cả hai sở là đúng, phù hợp với chủ trương chung, nhưng cách phản ứng của Sở Y tế như vậy không phù hợp. Yêu c𒀰ầu cung cấp thông tin: họ tên trẻ, lớp, trường, quận, huyện nơi thường trú, họ và tên phụ huynh, số điện thoại nơi công tác, là vi phạm quyền nhân thân được pháp luật bảo vệ. Chưa nói, chức năng và quyền hạn của Sở Y tế không cho phép yêu cầu cơ quan ngang cấp khác cung cấp thông tin này.
Khoản 1 điều 21 Hiến pháp quy định: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống 🦩riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn".
Ngoài ra, động thái 🥀trên còn gây áp lực lên 579 nhân viên y tế nói riêng và các nhân viên y tế khác ở TP HCM có con chưa tiêm vaccine nói chung.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau phiên họp Chính phủ thường kỳ vào đầu tháng 6/2022, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết: Đến nay Covid-19 chưa được cập nhật vào danh mục bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải sử dụng vaccine và sinh phẩm﷽ y tế, WHO cũng không khuyến cáo bắt buộc tiêm vaccine. Bên cạnh đó tiêm chủng hay không là quyền thân thể của mỗi cá nhân...
Vậy càng không có lý do để lập danh sách nhân viên y tế không đồng thuận cho con tiêm trong hoà🎃n cảnh hiện nay. Cho dù trước hay sau lời giải thích của Sở Y tế là việc thu thập thông tin không nhằm bắt buộc, chỉ để vận động, thì cũng không đủ cơ sở để đội ngũ y tế này yên tâm công tác.
Trước động thái của Sở Y tế, nếu dư luận không lên tiếng, danh sách 579 nhân༺ viên y tế được cung cấp, và việc bảo mật thông tin không được thực hiện, cuộc sống của các gia đình nhân viên y tế này có thể sẽ bị xáo trộn.
Mặt khác, dịch đã được💃 kiểm soát, chính sách phòng, chống dịch đang đi đúng hướng và có hiệu quả rõ rệt. Không nên dùng các công cụ hành chính để buộc ai đó phải ký đơn tự nguyện tiêm vaccine một cách khiên♉ cưỡng.
Nhân viên y tế càng không đáng phải chịu thêm áp lực phi lý nào sau những gì họ đã chống chị♈u suốt ba năm dịchꦓ bệnh vừa qua.
Chưa 𝔍cho con tiêm vaccine là không gương mẫu, cũng là một lập luận khiên♊ cưỡng.
Nguyễn Kiều Hưng