Ngày 13/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, bệnh do virus Marburg có tỷ lệ tử vong lên tới 88%, hiện chưa có vaccine hoặc phương pháp điều trị nào được phê duyệt. Bộ trưởng Y tế Guinea Xích đạo, ông Mitoha Ondo'o Ayekaba, nói các ca tử vong có liên quan đến một lễ tang ở quận Nsok Nsomo, tỉnh Kie-Ntem.
Cơ quan y tế địa phương ban đầu báo cáo về một căn bệnh không xác định, gây các ca sốt xuất huyết ngày 7꧅/2. Giới chức gửi các mẫu xét nghiệm đến một phòng thí nghiệm ở Senegal. Tại đây, các nhà khoཧa học xác nhận virus Marburg là nguyên nhân đợt bùng phát.
Giới chức đang truy vết tiếp xúc🐻 và cách ly điều trị các trường hợp nghi nhiễm. Tiến sĩ Matshidiso Moeti, giám đốc khu vực châu Phi của WHO, cho biếಌt: "Nhờ các hành động nhanh chóng và quyết đoán của chính quyền Guinea Xích đạo, các phản ứng khẩn cấp đã phát huy hiệu quả tối đa".
Đến nay, quốc gia châu Phi đã cách ly hơn 200 người, áp đặt hạn chế di chuyển đối với tỉnh Kie-Ntem. Nước láng giềng Cameroon cũng hạn chế di chuyển dọc biên giới vì 🎃lo ngại virus sẽ lây lan.
Ngoài 9 trường hợp tử vo💜ng, Guinea Xích đạo đã báo cáo 16 trường hợp nghi nhiễ♛m virus Marburg. Các triệu chứng bao gồm sốt, mệt mỏi, nôn mửa và tiêu chảy, WHO cho biết.
Hầu hết vụ bùng phát virus Marburg và Ebola trước đây đều có nguồn gốc từ vùng cận Sahara ở Trung và Tây Phi. Chúng hiếm gặp, ꦛrải rác và được ngăn chặn phần vì xảy ra ở các khu vực biệt lập.
Triệu chứng nhiễm Marburg và Ebola rất giống nhau. Sau giai đoạn ủ bệnh từ 2 đến 20 ngày, bệnh nhân bắt đầu sốt, đau cơ, nh♈ức đầu, đau bụng, buồn nôn, kèm các triệu chứng hô hấp trên (ho, đau ngực, viêm họng). Một số người bị sợ ánh sáng, viêm kết mạc, vàng da, và hạch to.
Thục Linh (Theo Reuters)