Nhóm 10 người được tìm thấy hôm 13 và 14/🐭1 phủ nhận việc đến Jeju để trốn ra ngoài, cho biết họ chuyển ra thuê nhà trọ vì có người quen 🌜tư vấn như vậy sẽ tốt hơn. Trước đó, họ trả từ 1.000 - 2.000 USD để đi tham quan đảo Jeju, đại diện của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc trao đổi với VnExpress sáng nay.
Trong số 9 người được tìm thấy hôm nay có 3 người đang làm ở một nhà xưởng, 6 người khá🐈c ở nhà trọ.
Cơ quan quản lý Xuất nhập cảnh Jeju buộc 10 người về nước vào ngày 17/1, 9 ng🐼✃ười khác chưa rõ ngày về. Họ sẽ bị xử phạt nếu Hàn Quốc có bằng chứng họ ở lại để tìm việc làm.
Cơ quan quản lý này cho rằng nhiều khả năng những ngườඣi mất tích bỏ trốn ra ngoài nhằm tìm việc làm. Do đó họ đang tập trung tìm kiếm ở các khu vực nuôi trồng thủy sản và công xưởn🌞g, nhà xưởng, tăng cường kiểm soát khu vực hải cảng và sân bay đề phòng những người khác tìm cách rời khỏi đảo.
Trước đây cũng từng xảy ra trường hợp du khách Việt nhập cảnh và🌠o Jeju và bỏ trốn nhưng số lượng chỉ ở mức một đến hai người. Đây là lần đầu tiên số người mất tích lên đến vài chục người. Hiện sứ🌜 quán Việt Nam đang phối hợp với cảnh sát Hà🐼n Quốc để xác minh thông tin.
Văn phòng nhập cư địa phương cho biết 56 khách du lịch Việt Nam biến mất và không liên lạc được vào ngày 13/1 sau khi họ cùng đoàn 155 người Việt tới đảo Jeju hôm 12/1, trong chuyến đi kéo dài 6 ngày. 10 người định bỏ trốn, bao gồm 9 nam và một nữ, đã bị bắt vào đầu tuần này. 46 người cho đến hôm qua vẫn mất tích, theo Yonhap.
Cảnh sát và tuần duyên ꧟Hàn Quốc nói họ đang tăng cường kiểm tra để ngăn những người Việt mất tích trốn sang các tỉnh khác.
Theo luật đặc biệt ꧒của đảo Jeju, tất cả du khách ngoại trừ công dân từ các nước liên quan đến khủng bố có thể đến và ở trên đảo mà không cần thị thực trong vòng 30 ngày nếu mục đích của họ là du lịch.
Báo chí Hàn Quốc những năm gần đây đưa tin về một số hành vi bất hợp pháp của lao động người Việt tại nước này, như việc tuần duyên Busan năm 2013 bắt 5 thuyền viên Việt Nam nhảy ra khỏi tàu ở cảng Busan, bơi vào♏ bờ, xâm nhập Hàn Quốc bất hợp pháp.
Bộ Lao động Thương binh và Xã Hội hồi tháng 5/2015 cho biết chính phủ Hàn Quốc đang đẩy mạnh truy quét 226.000 lao động cư trú bất hợp pháp, trong đó có hꦅơn 26.000 người Việt Nam. Riêng số cư trú bất hợp pháp đi theo Chương trình cấp phép việc làm choജ lao động nước ngoài của Hàn Quốc (gọi tắt là EPS) có khoảng 16.000.
Việt Anh