Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết🐻, dư nợ cho vay trên địa bàn thành phố đến cuối tháng 8 ướ𒅌c đạt 1,374 triệu tỷ đồng, tương ứng tăng 11,24% so với cuối năm 2015 và 20,16% so với cùng kỳ. Đây là năm thứ hai liên tiếp sau một thời gian dài bị tắc nghẽn, tín dụng tăng mạnh.
Theo ông Minh, tín dụng cho vay của các ngân hàng c𒉰hủ yếu dành cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh (c🅷hiếm khoảng trên 80%), bất động sản chiếm 13%, còn lại là lĩnh vực khác. Dư nợ tín dụng bất động sản tăng do thị trường này ấm lên và tập trung chủ yếu ở khối khách hàng cá nhân. Song song đó, ông Minh cho biết lượng vốn huy động của các ngân hàng tꦦrên địa bàn TP HCM thời gian qua cũng rất khꦜả quan.
Tuy nhiên, trên thực tế, dựa vào báo cáo tài chính công bố cũng như thông tin từ các lãnh đạo ngân hàng thì bên cạnh những nhà băng có dư 🐽nợ tăng trưởng cao cũng có một số đơn vị tăng khá thấp, thậm chí âm.
Chẳng hạn, tín dụng của Eximbank tăng trưởng âm 4,62% trong 2 quý đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng của Saigonbank cũn༺g giảm nhẹ trong 3 tháng đầu năm, hiện nhà băng này chưa công bố báo cáo tài chín🐎h quý II.
Hay như tại VPBank, tuy dư nợ tín dụng vẫn tăng trưởng dương, song so với cùng kỳ năm trước, tín dụng của VPBank 6 tháng đầu năm đã có sự chậm lại,꧒ khi tăng trưởng cho vay khách hàng chỉ đạt 1,7%.
Trước đó, theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm, hoạt động ngân hàng trên địa bàn TP HCM ổn định và tăng trưởng tốt. Tổng dư nợ tín dụng, đến cuối tháng 6 đạt 1,32🍸 triệu tỷ đồng, tăng 6,82% so cuối năm 2015 và tăng 16,42% so cùng kỳ. Như vậy, sau hai tháng, tín dụng trên địa bàn thành phố tăng hơn 4,4%.
Ngoài ra, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 1,65 triệu tỷ ✃đồng, tăng 5,8% so cuối năm 2015 và tăng ജ17% so cùng kỳ. Trong đó, tiền gửi VND tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn so với ngoại tệ và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, chiếm hơn 86,31% tổng nguồn vốn huy động.
Lệ Chi