"Chúng ta bây giờ ở trong một giai đoạn hoàn toàn khác. Virus sẽ luôn tồn tại cùng chúng ta, nhưng tôi hy vọng rằng biến chủng mới sẽ kh♊iến chún﷽g ta có khả năng miễn dịch nhiều đến mức giúp chấm dứt đại dịch", Monica Gandhi, nhà miễn dịch học tại Đại học California ở San Francisco, Mỹ nói.
Biến thể Omicron được báo cáo♔ lần đầu ở Nam Phi cuối tháng 11 vꦡà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo nó có tốc độ lây lan đáng báo động. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều dữ liệu mới cho thấy sự kết hợp giữa một biến thể mang nhiều đột biến và khả năng miễn dịch của cộng đồng tăng đã dẫn tới một loại virus ít gây bệnh nặng hơn so với những làn sóng trước.
Một ng𝕴hiên cứu ở Nam Phi cho thấy những người nhập viện trong làn sóng thứ tư, trong đó Omicron là chủng trội, có nguy cơ bị bệnh nặng thấp hơn 73% so với làn sóng thứ ba do Delta gây ra.
"Dữ liệu hiện nay khá đáng tin cậy, khi số ca nhiễm và nhập viện có xu hướng biến động khác nhau", Wendy Burgers, nhà miễn dịch học tại Đại học Cape Town, 🗹Nam Phi, cho hay.
Những cảnh báo ban đầu về Omicron phần lớn do biến chủng này chứa tới 50 đột biến và phần lớn trong số đó nằm trên protein gai, phần giúp virus xâm nhập tế bào vật chủ. Những dữ liệu sơ bộ cho thấy các đột biến này có thể cho phép Omicron dễ dàng lây nhiễm cho những người chưa tiêm chủng và có thể tránh né một phần phản ứng kháng thể, có được nhờ vaccine hoặc hậu nhiễm. Nhưng câu hỏi đặt ra là Omciron sẽ như thế nào sau khi🦹 💧vượt qua những tuyến phòng thủ đầu tiên này.
Một số yếu tố dường như đã làm cho Omicron mang ít độc lực hơn hoặc ít nghiêm trọng hơn so với các biến chủ꧑ng trước. Một trong số đó là khả năng lây nhiễm vào phổi của virus. 🔜Nhiễm trùng Covid-19 thường bắt đầu từ mũi và lan xuống cổ họng. Ở ca nhẹ, virus thường ít khi vượt qua đường hô hấp trên. Nếu virus tấn công vào phổi, đó thường là khi các triệu chứng nghiêm trọng xảy ra.
5 nghiên cứu riêng biệt được công bố trong tuần qua cho thấy biến thể này không dễ dàng xâm nhập vào phổi như các chủng trước. Trong một nghiên cứu, được công bố bởi một nhóm các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản, chuột hamster và chuột đồng nhiễm Omicron ít bị tổn thương phổi và có nguy cơ tử vong thấp hơn nhiều so với những biến chủng🌌 khác. Một nghiên cứu khác ở Bỉ cho thấy kết quả tương tự với chuột đồng Syria.
Tại Hong Kong, các nhà khoa học đã nghiên cứu một số 🅠mẫu mô phổi từ các bệnh nhân và phát hiện Omicron phát triển chậm hơn trong các mẫu mô đó s𝄹o với những biến thể khác.
Burgers n⛄ói thay đổi về độc lực có thể ⛦liên quan tới các đột biến.
"Virus từng dùng hai con đường để xâm nhập vào tế bào, nhưng bây giờ do những thay đổi với protein gai, nó 𒊎dường như chỉ xâm nhập bằng một con đường. Nó có vẻ thích lây nhiễm đường hô hấp trên hơn là phổi", Burgers nói.
Điều này có nghĩa nguy cơ trở nặng sẽ ít hơn, nhưng khả năng lây tr🐽uyền tăng vì virus nhân bản thường xuyên hơn ở đường hô hấp trên và từ đó lây lan dễ dàng hơn, theo Burgers.
Dù Omicron có thể có khả năng tránh né kháng thể tốt hơn, một số nghiên cứu gần đây cũngไ chỉ ra rằng nó khó có khả năng tránh né thành công lớp phòng thủ thứ hai của vaccine và miễn dịch tự nhiên, gồm tế bào T và tế bào B.
Tếꦺ bào T chịu trách nhiệm tấn công virus khi nó xâm nhập vào các tế bào cơ thể nếu kháng thể không ngăn chặn được nhiễm trùng ban đầu. Trong một nghiên cứu gần đây của Burgers và đồng nghiệp, các nhà khoa học đã sử dụng các tế bào bạch cầu từ bệnh nhân Covid-19 để cho thấy 70-80% phản ứng của tế bào T được duy trì với Omicron so với các chủng trước. Đi🐻ều này có nghĩa với những người đã tiêm vaccine hoặc từng nhiễm virus trong 6 tháng, tế bào T có khả năng nhận diện và chống lại Omicron tương đối nhanh chóng.
Nghiên cứu mới nhất𓃲 này sẽ cần thêm thời gian xem xét sâu hơn. Nếu được xác nhận, nó có thể giải thích tại sao những ca n🃏hiễm hiện tại nhẹ hơn các làn sóng trước đây.
"Khi bắt đầu thấy những dữ liệu khác nhau cùng chỉ về một hướng, bạn sẽ cảm thấy𝓡 tự tin hơn rằng kết quả này sẽ được giữ vững", Jessica Justman, 🔥nhà dịch tễ học tại Trung tâm y tế Đại học Columbia, nói.
Tuy nhiên, Justman cảnh báo nếu số𒅌 ca nhiễm tiếp tục tăng vọt, số 𝐆ca nhập viện và tử vong cũng sẽ tăng theo, dù tốc độ chậm hơn.
"Khi bạn có mẫu số rất lớn vì có quá nhiều người nhiễm bệnh, ⭕bạn vẫn thấy có rất nhiều người cần chăm sóc ở bệnh viện", Justman nói, thêm rằng số ca nhiễm cao cũng sẽ gây ra những gián đoạn cho công việc, đi lại và học tập.
Gandhi của Đại học California, cho rằng dù số ca nhiễm có thể chạm ngưỡng kỷ lục, bà hy vọng sự kết hợp giữa khả năng lây lan nhanh và triệu chứng nhẹ của Omicron có thể là dấu hiệu khởi đầu cho sự chấm dứt của đại dịch. Bà chỉ ra một nghiên cứu khác của Hong Kong được công bố tuần trước, trong đó chỉ ra những người đã tiêm chủng nhiễm Omicron tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ chống lại các phiên bản khác của virus. Điều này lý giải tại sao số ca nhiễm nhanh chóng đạt đỉnh ở Nam Phi.
"Tôi hy vọng biến thể này tạo ra khả năng miễ🎃n dịch cao cho dân số. Nó sẽ là hy vọng chấm🤡 dứt đại dịch", bà nói.
Tiến sĩ Tetsuo Nakayama tại Viện Khoa học Đời sống Kitasa🅺to kiêm giám đốc Hiệp hội Virus học lâm sàng Nhật Bản cũng lạc quan về triển vọng này.
"Về cơ bản, khi virus tăng khả năng lây nhiễm, nó sẽ tự nhiên suy giảm theo thời gian", Nakayama nói. "Một ngày nào đó chủng mới này sẽ chỉ gây cảm cúm thông thường hoặc có thể biến mất hoàn toàn như virus gây dịc💧h SARS, dù virus gây dịch M🌼ERS vẫn tồn tại và xuất hiện lẻ tẻ".
Dù Omicron đang góp phần gây ra làn sóng ca nhiễm kỷ lục, đặc biệt ở phương Tây, nhiều chuyên gia vẫn lạc quan chủng mới có thể mang đến kết thúc cho đại dịch trong năm 2022, như cách dịch SARS biến mất không꧂ dấu vết trong hai năm.
"Tôi nghĩ có một cơ hội như thế", tiến sĩ Masahiko Okada,💙 giáo sư danh dự tại Đại học Niigata🉐, nói. "Cách đây một thế kỷ, cúm Tây Ban Nha cũng từng giảm mạnh trong năm thứ ba. Nếu các biện pháp đeo khẩu trang và giãn cách xã hội được thực hiện nghiêm túc, có khả năng ca nhiễm mới sẽ giảm đáng kể vào đầu năm sau".
Thanh Tâm (Theo Bloomberg, Japan Times)