Những câu chuyện về việc quăng quật không thương tiếc dẫn đến hư, gãy hành lý và kể cả mất trộm đồ đạc trong hành lý tiếp tục được nhiều độc giả VnExpress chia sẻ sau bài viết Khách xót ruột vì hành lý máy bay bị vứt, ném tại sân bay Nội Bài của độc giả Chu Xuân.
Bạn đọc Tonyottman khẳng định: “Đây là chuyện có thật. Tôi đã bay nhiều và cũng hỏng vài ba chiếc vali loại tốt ở đầu về Việt ꦉNam. Một chiếc bị vỡ chân đế chỗ khớp khóa phía sau vali, một chiếc bị vỡ tại cổ bánh xe nối với vali và chiếc nữa vỡ gần cổ tay cầm, còn chuyện🤪 xước thành vạch trên vali cũng không hiếm đâu.”
Còn độc🅘 giả Nguyendat011980 cho biết 🍸chiếc vali của anh đã bị quăng ném đến mức không còn sử dụng được vì bị bể, thủng hết. Bạn đọc Color_of_the_night72 còn khẳng định vali của mình đã bị ném rất mạnh thì mới vỡ đáy vì đó là loại vali nhựa rất cứng cáp.
Tuy nhiên, việc hành lꦛý bị hư hỏng, xây xát bên ngoài cũng chưa nghiêm trọng bằng sự “biến d🤪ạng” những đồ đạc, quà tặng bên trong.
Bạn đọc Phuong_bk723 bức xúc kể lại: “Khoảng 9/2012 tôi đi từ Phú Quốc về bằng máy bay của VNA, vì trong hành lý có mang theo đồ bấm móng tay nên phải gửi hành lý. Đứng trên nhà chờ ra máy bay, nhìn túi xách của mình bị quăng không thương tiếc mà không biết làm sao. Đến khi về nhà thì hỡi ôi, điên cả người, do trong hành lý có chai dꦜầu ▨gội đầu 750ml, khi về bị nhân viên của sân bay quăng thêm 2 lần nữa, chai dầu bị bể nên toàn bộ nước dầu tràn đầy túi xách, hư hết toàn bộ các thiết bị sạc điện tử mang theo. Bực ở chỗ là khi làm thủ tục tại Phú Quốc, nhân viên đã dán mã túi xách của tôi là hàng dễ vỡ, xin cẩn thận không quăn, ném. Tôi cũng không hiểu họ dán vào để làm gì nữa, chỉ biết là rất bực mình khi phải đi mua lại các vật dụng đã hư”.
Những hành khách đã có kinh nghiệm trong chuyện bảo vệ hành lý cũng không tránh được chuyện này𝓡. Dù ràng buộc cẩn thận hay sử dụng vali loại tốt bằng nhựa cứng🎃, ghi chú “hàng dễ vỡ” thì cuối cùng hành lý vẫn bị quăng ném không thương tiếc.
“Một lần có người nhà nhờ tôi mua hộ bộ đèn ch🔴ùm🍎 và chiếc âm ly technics. Tôi đã cẩn thận đóng vào thùng cacton chèn xốp và không quên ghi thêm ký hiệu bên ngoài dễ vỡ và tránh nước, ấy vậy mà về nhà mở ra có 3 tai đèn chùm bị gãy và chiếc âm ly bị móp vỡ thật thảm hại”- bạn đọc Honzahuong ngao ngán khi nhớ lại sự cố trên.
Chưa hết, một vấn nạn khác khiến nhiều bạn đọc không khỏi bức xúc là việc mất đồ đạc bên trong hành lý dù đã được khóa kỹ. Độc giả Hưng kể lại chuyện bị mất 2 vỏ hộp Iphone trong tình trạng khóa bị bẻ rất khéo. Anh vẫn còn may mắn khi điện thoại đã cẩn thận cầm th🎃eo trong người, không như nhiều độc giả khác bị mất nhiều tài sản có giá trị như: tiền, máy chụp hình, nữ trang, nước hoa….
Những sự cố về hành lý khi🀅ến nhiều bạn đọc bất bình về thái độ làm việc của nhân viên bốc dỡ. Hầu hết đều cho rằng bộ phận này thiếu ý thức và không có trách nhiệm trong công việc. Tình trạng này diễn ra đã lâu nhưng không thấy có sự chấn chỉnh. Một câu hỏi được đặt ra: phải chăng vì sự độc quyền của hàng không?
Phản ứng lại luồng ý kiến trên, bạn đọc có nick Des cho rằng cần thông cảm cho công vi♊ệc của nhân viên bốc xếp hành lý vì có quá nhiều chuyến bay và khối lượng hành lý phải di chuyển trong𒐪 ngày.
Bạn đọc fatfly1710 lại mong mọi người có nhìn nওhận tổng quan khi “hành lý của hành khách cũng chẳng nhẹ nhàng gì đâu. Hơn nữa đôi khi hành lý vỡ cũng ko phải lỗi nhân viên bốc vác mà do nhiều hành lý nặng khác đè vào. Đừng có đổ lỗi cho🤪 một bên như vậy".
* Xem video Nhân viên sân baꦰy Nội Bài vứt, ném hành lý cꦬủa khách (Bạn đọc Chu Xuân chia sẻ) |
Đáp lại, nhiều bạn đọc không đồng tình với sự đánh giá “nương nhẹ” và thiếu trách nhiệm như thế khi 🧸hành khách đã phải bỏ tiền chọn phương tiện vận chuyển cao cấp mà lại nhận được sự phục vụ quá kém, không tôn trọng tài sản của hành khách.
Bạn đọc Huynhngo3010 kết luận không thể cứ đổ thừa vào làm nhiều hay phục vụ nhiều quá vì một khi bạn đã chọn một nghề🧜 nào đó cho dù là cao quý hay thấp hèn thì chính cái nghề đó đem tiền lại cho mỗi người, phải biế൩t tôn trọng và yêu nghề mình đã chọn, nếu không thích thì kiếm nghề khác.
Không chỉ bức xúc với thái độ của nh꧙ân💫 viên bốc dỡ, hành khách máy bay còn mệt mỏi vì nhiều thiệt hại nhưng không nhận được sự trợ giúp hay xử lý nào từ cơ quan phụ trách hàng không.
Bị mất chai nước hoa có trị giá hơn 100 USD khi bay từ Hà Nội - Sài Gòn với hành lý có thẻ "high class" như𓄧ng khi chị Thanܫh Hải gọi điện đến hãng phản ánh thì chỉ nhận được duy nhất “câu xin lỗi”. Nhiều hành khách khác cũng chỉ nhận được sự hứa hẹn hoặc an ủi qua loa.
Một số độc giả khác lại cho rằng hiện tượng quăng ném hành lý máy bay không cá biệt ở sân bay Việt Nam mà vẫn có ở nhiều quốc gia khác. Vì vậy cách tốt nhất để b🔜ảo vệ tài sản và hành lý có lẽ nên theo một gợi ý của bạn đọc Thảo chia sẻ: “Mình đi tương đối một vài hãng hàng không và sân bay trên thế giới rồi. Vấn đề này hầu như chỗ nào cũng có, không riêng gì ở Việt Nam mình đâu. Nói đúng ra, nếu hành lý nào cũng cẩn thận thì họ sẽ tốn thêm nhân công, thêm tiền. Cho nên mình luôn độn hành lý để đồ bên trong không vỡ hoặc đồ nào quá dễ vỡ thì xách tay. Còn muốn không bị rạch vali, chỉ có nước đóng thùng rồi quấn băng keo như xác ướp thôi”.
Diễm Phương (tổng hợp)
Chia sẻ bài viết của bạn về dịch vụ máy bay tại đây.