Việc đề xuất đưa hành vi chống người thi hành công vụ vào tội giết người hoặc tăng mức phạt nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc VnExpress.
Tuy nhiên đa số bạn đọc không đồng tình với lý giải về số vụ việc này tăng mạnh trong thời gian qua là do người dân đã “nhờn luật” như phát biểu của một lãnh đạo cơ qu🌜an trong ngành.
Nhiều bạn đọc cùng đặt ra câu hỏi ngược lại cho lực lượng công vụ nói chung và nhất là🐻 cảnh sát giao thông nói riêng: trước khi kết luận người dân “nhờn luật” thì liệu các anh đã xem xét lại bản thân trước chưa?
Bạn đọc TJ nói: "Giao thông giống như một trận đấu bóng đá là hình ảnh thu nhỏ của xã hội. Nếu trọng t𝓡ài không nghiêm và không công bằng, cầu thủ sẽ không tôn trọng đối phương và cũng coi thường trọng tài. Kết quả là trận đấu sẽ là một mớ hổ lốn và bạo lực. Ai xem bóng đá cũng thấy và hiểu điều đó".
Một bạn đọc còn khẳng định rằng trước đây hầu như không hề thấy có hiện tượng này, ngay cả những thành phần “💯♑cộm cán” như trộm, cướp…cũng rất sợ đối đầu với cảnh sát nhưng bây giờ thì ngay cả một công dân bình thường cũng có hành vi chống đối. Vậy thì nguyên nhân là do đâu?
Sở dĩ câu hỏi này được rất nhiều bạn đọc cùng nêu ra bởi gần đây có khá nhiề✤u tiêu cực xảy ra trong ngành liên quan đến vi phạm đạo đức, lối sống, kỷ cương trong công việc…Nhắc đến cảnh sát giao thông thì nhiều bạn đọc nói rằng chỉ có ấn tượng với hình ảnh “làm luật”, mãi lộ hoặc “anh hùng núp” và sự th🃏iếu công bằng khi xử lý vi phạm giao thông…
Nhiều bạn đọc chia sẻ những câu chuyện thật của bản thân như: có trường hợp cảnh sát giao thông thổi phạt mà không biết lỗi gì, thậm chí còn gợi ý đóng ph🌸ạt tại chỗ, lại có trường hợp cảnh sát giao thông bỏ qua những đối tượng vi phạm có quen biết…
Chính những sự việc thực tế này đã khiến bạn đọc cho rằng một số chiến sĩ cảnh sát đã làm mất niềm tin của người dân, nên khi có sự cố xảy 🦹ra thì hành vi chống đối🐓 diễn ra như một cách thể hiện bức xúc.
Một bạn đọc khác cũng nêu thắc mắc vì sao hiện tượng chống đối người thi hành công vụ thường diễn ra꧋ với lực lượng cảnh sát giao thông và ở miền Bắc mà ít thấy hơn ở các nơi khác. Phải chăng kỷ cương về trật tự giao thông ở đây chưa thật sự nghiêm?
Đáp lại thắc mắc này, một số bạn đọc đã sống hoặc đến Hà Nội cũng bày tỏ việc chấp hành luật của một bộ phận người dân nơi đây khá kém. Những hành vi đó diễn ra thường xuyên mà không thấy sự chấn chỉnh củ♍a lực lượng chức năng có thể là nguyên nhân khiến người dân không còn e ngại khi phạm luật.
Tuy nhiên, quan điểm của một số bạn đọc khác cho rằng việc chống đối người thi hành công vụ là do ý thức của người dân chứ không thể đổ lỗi cho cảnh sát hay công an.
Bạn đọc Dudu cho rằng: “Công an là người thừa hành nhiệm vụ giữ kỷ cương, vậy công an có thể ăn hối lộ được ꦐkhông khi mà người dân hoàn toàn tuân thủ giao thông. Đúng là có hiện tượng công an nhận tiền của dân để giải quyết cho xong, việc này theo tôi nên đổ lỗi cho chính quy định của pháp luật. Vì sao việc nộp tiền lại khó khăn và cản trở, vì sao việc nộp phạt lại nhiêu khê?”
Bạn đọc Tom Celia viện dẫn thêm một ♏dẫn chứng nữa: “Nếu tuân thủ thì cảnh sát đâu làm gì người dân. Ở nước ngoài chẳng hạn như Mỹ là bị bắn chết ngay nếu chống đối rồi”.
Như vậy, việc chống đối nꦏgười thi hành công vụ cần phải có sự xem xét khách quan và phân tích từ nhiều phía để đánh giá đúng bản chất, từ đó có những biện pháp phù hợp để chấn chỉnh tình trạng này và quan trọng hơn nữa là giữ được hình ảnh đúng 🐎mực của lực lượng công vụ.
Diễm Phương