Tôi gọi ông bảo ông xuống dưới kia còn ghế ngồi. Chưa kịp dứt lời thì một nam thanh niên liền đi vội xuống, ngồi vào chiếc ghế tôi vừa đứng dậy. Chưa hết ngạc nhiên, tôi chỉ kịp nói rằng "ghế nhường cho chú kia ngồi mà". Tôi cũng chẳng biết người kia có nghe tiếng tôi nói không nữa nhưng mọi người xung quanh ai cũng nghe, một phụ nữ bất bình cũng lên tiếng nhưng chỉ có người trai trẻ đó là thản nhiên như không. May mắn là một cậu trai khác đã đứng dậy nhường ghế cho ông lão ngồi. Lúc đó, hành động của tôi trở thành "nhường ghế cho một gã chẳng ra gì ngồi". Tôi đứng và nhìn thấy trên xe, không thiếu các cô cậu sinh viên.
Một lúc sau, có một bà lão còn già hơn người đàn ông lúc nãy bước lên xe. Cụ trông già yếu đến nỗi đứng không nổi nữa nên đành ngồi xổm trên sàn, sát ngay bên cụ là một cô gái đeo mắt kính mà tôi c🅺h𝕴o rằng cô ấy cũng là sinh viên và hoàn toàn “không nhìn thấy” cụ, lát sau còn lấy điện thoại ra nghe để vô tình va chạm với cụ nữa. Rồi lại có một bà lão khác, trạc tuổi bước lên xe, hai cụ bà ngồi chồm hổm cạnh nhau. Mệt quá, một người đã ngồi bẹp xuống trên sàn. Tôi đứng cạnh đó và chẳng còn chiếc ghế nào nhường cho hai người nữa.
Điều tôi thấy hối hận là đã không nói được lời nào, bảo ai đó nhường ghế cho hai bà lão tội nghiệp và đã không dám mở miệng mắng cho cái gã con trai trơ trẽn kia mấy lời.
Đấy không phải là lần đầu tiên tôi gặp cảnh như thế. Trên các tuyến xe buýt trong TP HCM mà tôi đã đi, tôi đã gặp một phụ nữ mang thai phải đứng, khi tôi nhường ghế cho chị, một cô gái cũng thuộc loại “không thấy đường” toan lao xuống ngồi thì tôi vội chận lại. Tôi cũng thấy một cụ già, ít nhất là 70, hai tay nắm hai thanh dọc chỗ gần bác tài, phía dưới đầy những cô cậu sinh viên - “trí thức” trẻ của đất nước.
Văn hóa ứng xử trên xe buýt chỉ là một trường hợp. Tôi nghĩ những người này sẽ mang cái tính “không thấy đường” của họ làm kim chỉ nam cho những trường hợp khác thôi.
Tôi viết bài này vì quá bực bội trước những thói cư xử rất trơ trẽn và thiếu đức độ của rất nhiều thanh niên nam nữ hiện nay, ít ra là trong phạm vi của văn hoá đi xe công cộng, phần lớn trong số họ đều là sinh viên hoặc đang theo học ở một trường nào đó. Không biết họ có coi mình là trí thức hay không. Họ biểu hiện ra bên ngoài cái vẻ là một trí thức nhưng hành xử thì trái ngược. Tôi muốn nói cho họ biết rằng, 100 cái kính hay nhiều hơn cũng không thể che được đôi mắt vô hồn của họ. Khoác những chiếc áo tươm tất hoàn toàn không che được tâm hồn vô cảm của họ.
Trí thức chẳng phải là những người biết phân biệt phải trái đúng sai và làm theo lẽ phải hay sao? Những kẻ không thể nhường chiếc ghế của mình cho một cụ già trên xe buýt thì có thể hy sinh cho Tổ quốc khi cần? Nếu không thể thì đất nước này có nên coi trọng trí thức nữa không ? Trong mắt tôi, những bạn trẻ như trên, cho dù học cao đến đâu thì cùng lắm cũng chỉ là một người thợ có chuyên môn giỏi thôi chứ không tài nào trở thành một trí thức được hết.
Tôi tin, những thói xấu đó không phải là bản chất của dân tộc ta. Nó chỉ là một hiện tượn🌼g, vậy nó có một khởi nguồn không?
* Nhờ báo VnExpress chuyển thông điệp này đến những người tự coi mình là trí thức hoặc được xã hội coi là như thế.
An