Từ vài tuần nay, người dân quanh khu phố cổ Hà Nội thường 💮xuyên bắt gặp hình ảnh lạ. Một chàng thanh niên trẻ tuổi còng lưng trên chiếc xe đạp với thùng xốp lớn ở phía sau, gắn biển cà phê dạo và lẳng lặng đi khắp các con phố nhỏ. Xôi chè, khoai sắn bán rong họ thấy đã nhiều, nhưng từ trước đến nay, người thủ đô hầu như chưa gặp ai bán dạo cà phê. Điều lạ hơn nữa, ít ai biết rằng Nguyễn Duy Biểu, người bán rong đang lầm lũi đạp xe kia từng tốt nghiệp ngành mỹ thuật.
Học ngành mỹ thuật, nhưng Nguyễn Duy Biểu lại ước mơ lập nghiệp bằng con đường bán cà phê dạo. Ảnh: Anh Quân |
"Anh ơi cho một cốc đi" - người khách từ trong một cửa hàng nhỏ trên phố Ấu Triệu gọi với ra. Ngay lập tức, Biểu dừng xe, dựng chiếc bàn di động gắn trên ghi đông rồi thoăn thoắt pha chế. Chưa đầy một phút sau, chiếc cốc giấy đựng cà phê arabica mát lạnh được trao cho khách. "Anh thấy đã vừa chưa" - Nguyễn Duy Biểu khôn๊g quên hỏi phản hồi của khách hàng và rạng rỡ khi nhận lại lời khen ngợi.
"Cà phê Việt là đam mê lớn nhất của đời tôi" - Nguyễn Duy Biểu bắ🎐t đầu như thế trong câu chuyện về mình. Sinh năm 1987, Biểu đã tốt nghiệp hệ trung cấp Cao đẳng Mỹ thuật Đồng Nai, nhưng rồi số phận đưa đẩy anh từ cao nguyên Lâm Đồng đến Hà Nội. Sau khi thất bại với quán cà phê đầu tiên, Biểu quyết tâm ra Thủ đô để thực hiện ước mơ truyền bá thói quen uống arabica⛄, loại cà phê anh say mê tìm hiểu trong nhiều năm trời.
"Người Việt Nam chủ yếu uống robusta, còn arabica chưa phổ biến bằng vì giá cả cao hơn", Biểu cho biết. Anh cho rằng dù đang ở trên đất nước xuất khẩu cà phê lớn nhất nhì thế giới, khẩu vị của người Việt đang hỏng dần vì hàng loạt loại cà phê "rởm", vì lợi nhuận mà người bán pha trộn các thứ như ngôﷺ, đỗ tương, hóa chất vào. Với tấm biển quảng cáo cà phê arabica "nguyên chất và rang mộc", Biể♛u ước rằng chiếc xe dạo này sẽ góp phần truyền bá thói quen uống arabica Việt, cũng như cà phê nguyên chất đến người dân Thủ đô.
Lịch trình bán rong từ sáng tới 9, 10h tối quanh khu phố cổ, Nguyễn Duy Biểu gặp khá nhiều khó khăn, nhất là khi anh không cất tiếng rao vì ngại làm phiền người khác. "Mặc dù vậy, tôi đã có những khách quen ꦐđầu tiên. Đang đi trên đường, nhiều người còn gọi điện tôi mang ♔tới nhà cho họ", Nguyễn Duy Biểu vừa đạp xe vừa kể.
Với chiếc xe đạp này, chàng thanh niên trẻ cần mẫn đi khắp các con phố Hà Nội để thực hiện ước mơ truyền bá cho cà phê Việt. Ảnh: Anh Quân |
Đây mới là tuần thứ hai Biểu thử nghiệm mô hình cà phê dạo. Tuần đầu tiên anh chỉ dám đặt mục tiêu 10 cốc mỗi ngày, nhưng do lượng bán khả quan, sang tuần này anh nâng mục tiêu lên 20 cốc. "Vì đam mê cà phê nguyên chất, lợi nhuận không phải là mụ🐬c tiêu lớn nhất của tôi. Bán mỗi cốc cà phê giá 15.000 đồng, tôi lời chưa đến 5.000 đồng, bằng phân nửa nhiều quán khác", Biểu cho biết. Trong khi nhiều quán nhập cà phê loại chất lượng thấp chỉ hơn 150.000 đồng mỗi kg, anh dùng cà phê loại ngon không pha tạp, với mỗi cân giá 380.000 đồng.
Tuy chỉ là bán dạo, nhưng Nguyễn Duy Biểu cố gắng "chuyên nghiệp" nhất có thể từ thứ nhỏ nhất trở đi. Anh sử dụng loại cốc giấy tự phân hủy "Made in Vietnam", gắn thương hiệu riêng "Acafé" lên từng chiếc cốc và cả chiếc thùng xốp. Bộ đồ pha chế do anh tự làm không thừa, thiếu một cái nào được xếp gọn gàng trước giỏ. "Sắ꧟p tới, tôi còn có kế hoạch in các tờ giới thiệu để quảng bá tới khách hàng, giúp họ hiểu thêm về cà phê arabica cũng như thương hiệu mà tôi đang theo đuổi", chàng bán dạo nói thêm.
Tự nhận mì♛nh là một người lãng đãng, thích gì làm nấy, Nguyễn Duy Biểu cho biết bằng cấp không phải là điều quan trọng. Tuy ꧟nhiên, với con mắt của người yêu cái đẹp, anh tự nhận thấy công việc mình đang làm cũng có nhiều điểm chung với ngành mỹ thuật. Để làm ra được những cốc cà phê hương vị thơm ngon, bàn tay của người pha chế phải đạt đến độ nhạy cảm nhất định.
Như cái tên Quả Thông Khô aไnh tự đặt trên mạng xã hội Facebook, Nguyễn Duy Biểu ví mình và thứ cà phê arabica giống loài quả mộc mạc kia, với sự chân chất không cần thứ nước sơn nào tô vẽ. Ngày ngày cần mẫn đi bán cà phê dạo, anh vẫn chưa muốn dừng chân kể cả vào một ngày nào đó đủ lực để mở quán. Trước khi nở nụ cười tạm biệt, Nguyễn Duy Biểu không quên nói thêm về ước mơ cà phê Việt của mình: "Khi cảm thấy đã truyền bá được phần nào thói quen uống cà phê arabica tại đây, tôi sẽ rời Hà Nội để đến với một thành phố khác, lại đi giới thiệu tới những người khác".
Thanh Bình