Điện thoại di động Samsung. (Ảnh: DIY) |
Công ty điện tử Hàn Quốc đã hợp tác với MTI MicroFuel Cells chuyên sản xuất pin nhiên liệu có trụ sở tại Albany, New York (Mỹ). Đây là một công ty con của công ty công nghệ Mechanical. Đại diện của Samsung cho biết hai công ty trên hợp tác để phát🐓 triển pin nhiên liệu Metanola theo công nghệ của MTI cho hàng loạt serie điện thoại mới của Samsung và các phụ kiện dành cho điện thoại di động.
*Thời lượng pin điện thoại di động tăng thêm 8 tiếng |
*Nguồn pin điện thoại lấy từ áo sơ mi? |
*Medis giới thiệu pin dự trữ cho máy cầm tay |
Pin điện thoại hiện này đều được sản xuất dựa trên công nghệ lithium ion hay lithium polymer. Một trong những điểm yếu của loại pin này là nó chứa khá nhiều acid và các kim loại nặng nguy hại tới môi trường. MTI cho biết, loại pin nhiên liệu mà họ đang nghiên cứu có 🔯thời gian sử dụng dài hơn và không nguy hại tới môi trường.
Thế nhưng, không phải là pin nhiên liệu không có những điểm bất lợi. Theo Chris Ambrosio, nhà phân tích của công ty Strategy Analytics, pin nhiên liệu có kích thước khá lớn nên làm⛦ mất tính thẩm mỹ của điện thoại thời trang. Ngoài ra, các nhà 📖khoa học cũng nhận thấy rằng công nghệ này cũng nguy hiểm với với người sử dụng.
Chất Metanola là chất dễ cháy cho nên trong những trường hợp pin bị rò rỉ hay để quá nhiệt độ thì nó dễ cháy nổ. Ông Ambrosio tin rằng các công ty công nghệ ngày nay có💫 thể sản xuất được loại pin nhiên liệu an toàn nhưng để thuyết phục chính phủ cho phép sử dụng pin nhiên liệu thì ﷽lại thêm một quãng đường nữa. Ambrosio nói, tôi chưa nghe thấy trường hợp pin nhiên liệu nào nổ trong túi người dùng, tuy nhiên nên khuyến cáo người dùng về những gì nên xảy ra với loại pin này.
Bằng cách đầu tư vào nghiên cứu và phát triển pin nhiên liệu, Samsung tin rằng công nghệ này rất tiềm năng. Kèm theo đó, Samsung cũng muốn khuếch trương thương hiệu bằng công nghệ cao. Hiện tại, điện thoại sử dụng loại pin này mới chỉ có mặt tại Nhật và do haiꦐ nhà cung cấp dịch vụ NTT DoCoMo và KDDI hỗ trợ.
Theo nhận định của ông Ambrosio, nếu thành công, Samsung s🔴ẽ là hãng đầu tiên mang công nghệ này tới Mỹ.
Đức Thanh (theo TechWeb)