'Nhắnꦫ chơi ăn thật' thành ra 'Nhắn chơi mất tiền thật'! |
Sáng 24/6, có hai khách hàng khiếu nại về chương trình nhắn tin dự đoán World Cup mà tổng đài này thực hiện. Họ cho biết đã trúng giải thưởng là chiếc xe tay ga trị giá 100 triệu đồng (dành cho giai đoạn vòng loại) của chương trình Chơi World Cup trúng xe hơi mà tổng đài 8599 đã và đang quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, đến khi trúng thưởng, họ mới biết vòng loại này chỉ có duy nhất 1 giải thưởng là 100 triệu đồng. Và giải thưởng này phải được chia đều cho 436 ng✅ười trúng thưởng. Điều đó cũng có nghĩa là giải thưởng mà họ nhận được chỉ là 239.000 đồng, tương đương giá của một cặp lốp!
Ông Nguyễn Văn D. - người đã đoán trúng tỷ số của 17 trận đấu vòng loại (trong khi giải thưởng quy định chỉ cần đoán trúng 12 trận là đoạt giải) than thở: Mừng quýnh vì trúng thưởng, tôi vội vã tìm hiểu cách thức nhận giải thì mới biết là chiếc xe tay ga mà tôi mong ướcಞ, kỳ vọng phải chia đều cho 436 người.
*Dịch vụ nhắn tin - đủ trò câu khách |
*Xem lịch World Cup trên di động |
*May mắn gặp Hồ Quỳnh Hương bằng tin nhắn 8300 |
Một độc giả khác thì bức xúc: Mức phí mà tổng đài 8599 thu cao nhất trong hệ thống các tổng đài nhắn tin hiện nay (5.000 đồng/tin nhắn). Và để tham gia, trung bình mỗi trận đấu tôi nhắn từ 10-20 tin෴, tốn đến 50-100.000 đồng/trận. Nếu tính cả 48 trận qua, tôi tốn đến gần 5.000.000 đồng, vậy mà.
Phần lớn các độc giả trúng thưởng cho rằng, Công ty Phần mềm Truyền thông VASC (đơn vị tổ chức dịch vụ nhắn tin trên tổng đài 8599) đã cố tình mập mờ để chiêu ♉dụ người tiêu dùng, bằng chứng là khi rao quảng cáo họ chỉ nhấn mạnh đến giải thưởng: Chỉ cần đoán trúng tỷ số của 12/48 trận vòng loại là bạn đã rinh được chiếc xeꦛ tay ga trị giá 100 triệu đồng đi dạo phố.
Nhất là trong các tin nhắn phúc đáp, bao giờ 8599 cũng khích lệ người tiêu dùng rằng: Chiếc xe tay ga trị giá 100 triệu đồng và chi🐓ếc xe hơi trị giá 450 triệu đồng đang chờ bạn. Chính vì điều này mà người tiêu dùng ai cũng cho rằng mình đã bị lừa khi phải chia đều giải thưởng.
Đừng quá ảo tưởng về giải thưởng
Từ thắc mắc, khiếu nại nêu trên của người tiêu dùng, chúng tôi đã liên lạc và tra🐼o đổi với ông Nguyễn Thanh Sơn, phụ trách Phòng kinh doanh Công ty Phần mềm Truyền thông VASC. Theo ông Sơn, VASC hoàn toàn không có ý định lừa gạt người tiêu dùng.
Trong các trang thông tin quảng cáo VASC đều có dòng lưu ý Nếu nhiều người trúng thưởng, giải thưởng sẽ được chia đều, tuy nhiên khi quảng cáo vắn tắt thì không thể chuyển tải hết các thể lệ, thông tin liên quan đến chương trình được. Sở dĩ một số người tiêu dùng cho rằnꦫg VASC lừa gạt là do họ không tìm hiểu để đọc kỹ các điều khoản trong thể lệ của cuộc chơi. Ông Sơn cũng cho rằng: Những người khiếu nại này đã quá kỳ vọng, quá đặt nặng vấn đề về giải thưởng, trong khi đây chỉ là một cuộc vui chơi.
Lập luận của ông Sơn lập tức đã bị nhiều người tiêu dùng phản ứng. Họ cho rằng, nói là cuộc chơi nhưng VASC lại không phải là người chơi đẹp, bởi VASC đã lợi dụng cuộc chơi này để thu siêu lợi nhuận, trong khi họ lại đối xử quá𝐆 tệ với những người đã mang lại siêu lợi nhuận về cho mình (vì phần chi chỉ có duy nhất một giải thưởng cho độc giả là quá hẻo).
Thực tế cho thấy, vào mùa World Cup 2006, thị trường dịch vụ nhắn tin ngày càng nóng lên với hàng loạt chương trình được bày ra. Không chỉ 8599𒁏, ở hộp thư 8477 cũng có chương trình dự đoán tỷ số chung cuộc và thời điểm ghi bàn thắng mở tỷ số, với giải thưởng 10 triệu đồng/trận. hộp thư 998 có chﷺương trình dự đoán với tổng trị giá giải thưởng là 214 triệu đồng cho cả mùa World Cup, ở hộp thư 8330 quảng cáo có 160 cơ hội nhận ngay từ 1 đến 30 triệu đồng
Một số hộp thư khác, không đưa ra các chương trình dự đoán cũng cố tạo chút hơi World Cup như gửi tin nhắn đến số 8388 nhận ngẫu nhiên một trong tám chữ: niem tin chien t🐎hang vo dich world cup, với các giải thưởng được rao là từ 500 ngàn đến 30 triệu đồng
Có thể nói, dịch vụ nꦫhắn tin dự đoán World Cup bùng nổ đã đem lại siêu lợi nhuận cho các nhà tổ chức (thống kê chưa đầy đủ được đăng tải trên các phương tin thông tin đại chúng mới đây cho thấy cứ trung bình mỗi trận đấu doanh thu từ dịch vụ tin nhắn dự đoán thu được là 5 tỷ đồng), thế nhưng cho đến lúc này, quyền lợi của người tiêu dùng vẫn chưa được thể hiện.
Một độc giả than thở: Trúng thưởng đâu chẳng th♊ấy, mà chỉ thấy toàn nhắn tin mất tiền. Không chỉ vậy, nhiều người tiêu dùng còn bị mất tiền oan vì những trục trặc khách quan. Chủ nhân của số máy 0907568 gửi tin nhắn dự đoán kết quả World Cup tới dịch vụ 8383, theo 🀅mẫu mã số WC 03628, ông nhắn sai mẫu mà vẫn bị tính 3.000 đồng/tin nhắn. Có độc giả khi nhắn tin còn bị tính tới 120.000 đồng/tin nhắn chỉ vì lỗi kỹ thuật khi mạng nhắn tin quá tải
Trước thực tế này, chúng tôi thiết nghĩ người tiêu dùngꦇ cần phải cân nhắc, suy nghĩ kỹ khi tham gia các trò chơi nhắn tin này, không nên vì những ham mê quá mức mà tốn tiền vô ích. Vì thực tế nêu trên cho thấy, nhắn tin dự đoán World Cup không phải là Nhắn chơi ăn thật như lời rao quảng cáo mà là Nhắn chơi mất tiền thật, người tiêu dùng đừng quá kỳ vọng, ảo tưởng vào giải thưởng mà các nhà tổ chức tung ra để chiêu dụ khách hà🅷ng.
Mong rằng, ngành thuế sẽ tăng cường kiểm soát các nguồn thu khổng lồ từ dịch vụ tin nhắn để chống thất thu thuế cho nhà nước. Về phía các cơ quan quản lý chuyên ngành như Bộ Bưu chính-Viễn thông, Bộ Văn hóa - Thông tin cũng cần phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát hệ thống các mạng nhắn tin, 🌟các nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn, nếu phát hiện có dấu🔯 hiệu lừa gạt, vi phạm pháp luật thì cần phải nhanh chóng có biện pháp xử lý nghiêm khắc để không chỉ giữ vững trật tự trên thị trường dịch vụ viễn thông, mà còn góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng khi tham gia các dịch vụ này.
(Theo Sài Gòn Giải Phóng)