Vợ chồng anh Hùng ở Cầu Giấy (Hà Nội) có nhu cầu vay tiền xây nhà để ở và cho thuê, đặt vấn đề với vài ngân hàng từ cuối năm ngoái. Lúc đầu các ngân hàng đều hào hứng🧸 vì hồ sơ nhà anh chị hợp lệ, mục đích vay rõ ràng, khả năng trả nợ tốt khi cả hai vợ chồng đều có thu nhập ổn định, lại có nguồn thu từ nhà cho thuê. Tuy nhiên, sau thời gian thẩm định, nhân viên ngân hàng lắc đầu thông báo phải chờ sang năm mới vì đã hết room tín dụng, không thể💦 cho vay thêm.
Sau hơn một tuần nghỉ Tết, hỏi thăm ngân hàng, anh chị nhận được câu trả lời room đã được mở nhưng giờ ngân hàng cũng không dám cho vay nhiều, vì nguồn huy động chưa dồi dào. “Họ chỉ cho vay 1 tỷ đồnꦓg, bằng một phần ba số mình muốn vay”, anh Hùng ngao ngán kể lại. Đã vậy, lãi suất ngân hàng áp dụng lên đến 23% một năm cho dù nhân viên này thông báo đây là mức ưu đãi với những khách hàng tốt.
Gõ cửa thêm vài ngân hàng cổ phần nữa, anh chị cũng khôꦺng nhận được tín hi൩ệu tích cực, ngay cả chỗ thân quen cũng báo chưa có tiền, lãi suất vay tiêu dùng ít nhất cũng 21-22%.
Lãi cho vay tại nhiều đơn vị vẫn 18 - 22% một năm. Ảnh: Hoàng Hà. |
Khối quốc doanh đang được xem là “rủng rỉnh” tiền nhất trong các ngân hàng, nguồn tiền huy động từ dân cư và tổ chức tốt hơn ngân hàng cổ phần vì cùng một m🌳ức lãi suất như nhau. Tuy nhiên, nhân viên phòng giao dịch trên phố Minh Khai của một ngân hàng quốc doanh cho biết hiện họ chỉ ưu tiên cho khách hàng doanh nghiệp với lãi suất trên dưới 19% một năm. Còn vay tiêu dùng cao hơn thế 1-2% nhưng rất hạn chế.
Một cán bộ tư vấn tín dụng ngân hàng cổ phần tại Hà Nội cũng thừa nhận, mặt bằng lãi suấtᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ cho vay của nhà băng này không giảm nhiều so với trước. Với các nhu ♌cầu vay mua nhà, mức lãi vẫn dao động 20-22% một năm. "Lãi cho vay chỉ giảm đối với kỳ hạn ngắn dưới 1 năm. Còn vay dài hạn, lãi vẫn cao, và có thể giảm trong thời gian tới, song sẽ không như kỳ vọng của phần đông khách hàng", chị nói.
Theo chị, dịp đầu năm, khách hàng doanh nghiệp vẫn còn khá đủng đỉnh, chủ yếu là khách cá nhân hỏi vay tiêu dùng. Ngân hàng cũng muốn giải ngân, nhưng lại sợ rủi ro, nợ 🔥xấu. Chị 🔥kể, khi khách hàng nhờ tư vấn, chị cũng luôn phân tích cái lợi, cái thiệt khi vay vốn với lãi suất cao trong bối cảnh hiện nay.
Chị nói, nhiều người vẫn ngần ngại lãi suất hơn 20% là cao đối với các khoản vay mua đất, mua nhà. Nhưng thực tế, trong lúc thị trường bất động sản lắng như hiện nay, vay được tiền ngân hàng, mua được đất được nhà vẫn tốt. Chị tư vấn, đến khi lãi suất giảm, thị trường đi lên, giá cꦛũng tăng theo, thì khoản chênh lệch 1-2% lãi suất hiện nay không đủ bù trượt giá.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và chính sách (VEPR) cho rằng, vấn đề lớn nhất của các ngân hàng hiện nay là thanh khoản. Thanh khoản khó khăn nên dù có room tín dụng mới cho 💯2012, nhiều ngân hàng vẫn nghi ngại với các khoản cho vay. Nếu có, lãi suất cho vay cũng khó giảm như kỳ vọng. Ông còn dự đoán, thời gian vừa qua, sự thiếu hụt thanh khoản VND của các nhà băng khiến cho khả năng ngân hàng bán USD để đổi lấy tiền đồng, cứu thanh khoản trước mắt có thể xảy ra, tác động lên tỷ giá.
Bằng chứng cũng rõ hơn từ một vài ngày nay, sau khi nâng giá bán lên kịch trần 21.036 đồng, nhiều ngân hàng bắt đầu bán giá dưới trần. Giá USD bán ra thực tế cũng giảm đi đáng kể, chỉ còn cách niêm yết khoảng 10 - 15 đồng do có t🅰hêm phí. Trong khi đó, việc huy động tiền đồng được nhiều đơn vị rốt ráo thực hiện như khuyến mại, tặng quà giá trị cho khách gửi tiền...
Đồng𝕴 quan điểm với Tiến sĩ Thành, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm nhận định, đến nay, sự tác động của yếu tố ngoại biên đến lãi suất hầu như không còn. Vấn đề duy nhất ảnh hưởng đến việc khó giảm lãi suất, là thanh khoản của các 𝐆ngân hàng thương mại.
Cũng theo một số chuyên gia khác, tín hiệu sáp nhập 5 - 8 ngân hàng trong quý I phát đ😼i từ Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, cơ quan đứng đầu ngành đang nỗ lực để thanh lọc lại hệ thống. Các ngân hàng sẽ có hạn mức tín dụng mới từ tháng 3/2012. Do đó, nhiều khả năng, đến khi đó, hệ thống ngân hàng mạnh hơn, hạn mức tín dụng mới sẽ khiến người dân, doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn từ ngân hàng.
Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần tại Hà Nội thì khẳng định, thanh khoản của đơn vị ông vẫn ổn định nên việc giải ngân các khoản vay không quá khó khăn. Trong tháng trước và sau Tết, nhà băn𒁃g này vẫn giải ngân một số khoản vay trị giá hàng chục tỷ đồng. Trong khi đó, phó giám đốc một ngân hàng khác lại bày tỏ, thị trường liên ngân hàng những ngày qua cũng gần như "đóng băng" vì các đơn vị ngại cho nhau vay vốn nên nhiều đơn vị khá khó khăn về thanh khoản, không dám cho cá nhân vay.
Tuệ Minh