Bất chấp gây tranh cãi về tư tưởng, đạo đức, tôn giáo hay chính trị, đó đều là những tác phẩm được Viện Hàn lâm Điện ảnh Mỹ đánh giá cao và đưa vào danh sách đề cử giải 𓂃Oscar, có phim còn được giải Phim hay nhất.
1. "Avatar" (2009) (Xem Trailer)
Ảnh: Lightstorm Entertainment. |
Ngay cả bộ phim có doanh thu cao nhất từ trước đến♒ nay cũng không thoát khỏi việc bị khước từ. Trung Quốc không ngần ngại ra lệnh cấm chiếu “Avatar” bản 2D trong các rạp trên toàn lãnh thổ vì lo ngại những tình tiết nổi dậy, bạo động trong bộ phim có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý và cách hành xử của người dân nước này. Ở Trung Quốc thời điểm đó chưa có nhiều rạp ứng dụng công nghệ 3⛄D nên lệnh cấm ảnh hưởng khá lớn đến doanh thu của phim.
"Avatar" được đề cử Oscar Phim hay nhất năm 2010 nhưng không thắng giải.
2. "The Exorcist" (1973)
Ảnh: Warner Bros. |
Bộ phim kinh dị rùng rợn về một cô bé đầy ám ảnh đã bị Malaysia, Singapore và nhiều vùng ở nước Anh cấm chiếu. Ngoài hình ảnh đáng sợ, phim còn có quá nhiều câu thoại tục tĩu báng bổ và có tính dị giáo. Bất chấp điều đó, “The Exorcist” đã chiếm 10 đề cử Oscar, trong đó có Phim hay nhất, nhưng cuối cùn𝓀g phim chỉ giành hai giải không mấy quan trọng về kỹ thuật.
3. "Brokeback Mountain" (Chuyện Tình Núi Brokeback, 2005) (Xem Trailer)
Ảnh: Paramount Pictures. |
Cho rằng bộ phim được đề cử Oscar Phim hay nhất chỉ là “một phim tuyên truyền cho tình yêu đồng tính không hơn không kém”, các nhà kiểm duyệt ở Trung Quốc đã cấm chiếu “Brokeback Mountain” vào năm 2005. Ở Các tiểu Vương quốc Ảrập thống nhất, câu chuyện tình giữa hai chàng cao bồi Ennis và Jack cũng bị cho là “phá hoại các giá trị và chuẩn mực đạo đức của xã hội”. Dù phim trật giải Phim hay nhất, đạo diễn Lý An vẫn được tôn vinh ở hạng mục Đạo diễn xuất sắc.
4. "Cleopatra" (1963) (Xem Trailer)
Ảnh: 20th Century Fox. |
Phim được đề cử 9 giải Oscar, trong đó có cả Phim hay nhất. Ai Cập đã cấm tác phẩm kinh điển này vì lý do nữ diễn viên chính Elizabeth Taylor là ngườ🐼i theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái. Ở một vài nơi trên thế giới, các lãnh tụ chính trị lên án bộ phim vì nó gợi cho người ta nhớ về vụ🀅 bê bối ngoại tình giữa Taylor và bạn diễn Richard Burton ngoài đời thực.
5. "Last Tango in Paris" (Bản tango cuối cùng ở Paris, 1972)
Ảnh: United Artists. |
Đạo diễn Italy Bernardo Bertolucci đã nhận một đề cử Oscar Đạo diễn xuất sắc cho bộ phim kể về mối quan hệ thể xác giữa một người đàn ông góa vợ người Mỹ (Marlon Brando) và một cô gái trẻ người Pháp (Maria Schneider). Bộ phim bị chỉ trích nặng nề một thời gian dài vì những cảnh phò🦹ng the lộ liễu khiến người ta phải đặt câu hỏi liệu đó là phim nghệ thuật hay chỉ là một phim cấp ba rẻ tiền. Trong những bộ phim điện ảnh ngày nay, không khó tìm thấy những cảnh gây sốc tương tự trong “Bản tango cuối cùng ở Paris”. Tuy nhiên, ở thời đó, phim bị một tòa án ở Bologna, Italy kết tội “khiêu dâm”. Một số nước khác như Singapore, New Zealand, Bồ Đào Nha và Hàn Quốc cũng cấm chiếu phim này.
6. "All Quiet on the Western Front" (Mặt trận miền Tây yên tĩnh, 1930) (Xem Trailer)
Ảnh: Universal Studios. |
Phim do Lew Ayres đóng vai chính kể về một người lính vỡ mộng do tính chất vô nghĩa của cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ nhất. Tác phẩm giành giải Phim hay nhất tại Oscar ban đầu cũng được chiếu tại Đức nhưng Đức Quốc xã đã ra lệnh thả chuột vào các rạp chiếu để đe dọa khán giả. Sau đó ít lâu, phim bị cấm trên toàn nước Đức. Lý do là thông điệp phản chiến của bộ phim: “Bạn vẫn nghĩ rằng thật cao đẹp khi hy sinh cho đất nước của mình. Sau cuộc oanh tạc đầu tiên, có thể bạn sẽ suy nghĩ lại. So với việc hy sinh cho đất nước, sẽ tốt hơn nếu không ai phải chết. Mặt trận miền Tây yên tĩnh cũng bị cấm ở Italy vào năm 1956.
7. "Mildred Pierce" (1945) (Xem Trailer)
Ảnh: Warner Bros. |
Phim kể về một phụ nữ mới ly dị (Joan Crawford) sống cùng đứa con gái khao khát danh vọng và leo cao trong xã hội (Ann Blyth). Bà kết hôn với một tay ăn chơi và quyết tâm mở nhà hàng riêng để kinh doanh. Sau đó, người phụ nữ tuyệt vọng khi phát hiện ra con gái mình dan díu với bố dượng. Nội dung phim cũng khá quen thuộc và khó có thể tưởng tượng là phim lại bị cấm. Nhưng vào những năm 1940 cuốn tiểu thuyết cùng tên của James M. Cain bị cấm ở Boston và bộ phim cũng gặp số phận tương tự ở Ireland. Mặc dù vậy, về sau, phim vẫn được đề cử giải Oscar ở 6 hạng mục, trong đó có Phim hay nhất, Nữ diễn viên chính xuất sắc và hai đề cử Nữ diễn viên phụ xuất sắc. Joan Crawford chiến thắng tại hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc.
8. "A Clockwork Orange" (1971)
Ảnh: Warner Bros. |
Phim được đề cử 4 giải Oscar, gồm cả Phim hay nhất, nhưng câu chuyện đậm tính bạo lực đã bị nhiều nước như Ireland, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc và Tây Ban Nha lo ♌ngại có thể gây ra hành động bắt chước trong xã hội. Vì thế phim bị cấm chiếu tại những nước này. Ngay cả đạo diễn Stanely Kubrick cũng phải “sống trong sợ hãi” vì bộ phim. Ông đã đề nghị các rạp ở Anh ngừng chiế♈u phim sau khi bản thân và gia đình bị nhận được tin nhắn dọa giết.
9. "The Last Temptation of Christ" (Cám Dỗ Cuối Cùng của Chúa, 1988) (Xem Trailer)
Ảnh: Universal Pictures |
Bộ phim đã gây ra hàng loạt cuộc biểu tình tôn giáo ở miền Nam nước Mỹ vào năm nó ra đời, cuối cùng bị cấm ở Savannah, Georgia. Ngay cả hãng sưu tập và cho thuê phim Blockbuster ban đầu cũng từ chối đưa đĩa phim này lên giá của họ. Trong khi đó, đạo diễn Martin Scorsese được đề cử Oscar tại hạng mục Đạo diễn xuất sắc.
10. "The Tin Drum" (Cái trống thiếc, 1979)
Ảnh: Argos Films. |
Phim chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên được giải Nobel của nhà văn Gunter Grass, vốn gây tranh cãi gay gắt trong giới phê bình. Cái trống thiếc giành Oscar Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất và đoạt giải Cành Cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes. Tuy nhiên, bộ phi𓆉m bị cấm chiếu🐎 ở tỉnh Ontario, Canada và thành phố Oklahoma, Mỹ vì những cảnh quay hai đứa trẻ quan hệ tình dục.
Hòa Ca