Chuyện phim dựa trên tác phẩm Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam, kể về một chuyến dẫn trâu đi tránh lũ của chàng trai trẻ tên Kìm. Trên chuyến hàn♊h trình tưởng như rất ngắn ngủi ấy, chuyện xảy ra với anh lại dài bằng cả... một đời người. Những gian khó mà Kìm đối diện cũng chính là một phần của trang lịch sử về đời sống lam lũ, nghiệt ngã của người dân vùng nước nổi đồng bằng sông Cửu Long thời kháng chiến chống Pháp.
Một cảnh len trâu trong phim. |
Đến mùa nước nổi, "toán quân" làm nghề dắt trâu đi tránh lũ thuê lại bắt đầu vào cuộc. Chặng đường dài ngày ngập mình trong nước, đói rét để kiếm tiền, họ cứ nghĩ sẽ được đổi bằng cuộc sống bình yên thì lại rơi vào nhiều nỗi đoạn trường: trâu chết, phe cánh giành giật "đất" sống, sự đàn áp, bóc lột ܫcủa thực dân Pháp... Chính trong hoàn cảnh đó, sức sống của người dân vùng sông nước lại được bộc lộ mãnh liệt hơn bao giờ hết, họ vươn lên bằng gia tài không bao giờ thiếu của mình: sức khỏe, niềm tin và lòng nhân hậu.
Cú sốc đầu đời xảy đến với Kìm khi chàng trai trẻ buộc 🌳phải bán đi con trâu yêu quý còn lại, cũng là "người bạn" thân của mình, để có tiền lo cho cuộc sống gia đình. Gia nhập đoàn len trâu, trôi giạt trên sông nước, sống cuộc đời lang bạt, chứng kiến cảnh hà hiếp, bóc lột, đấu tranh giành giật đã khiến tâm hồn Kìm trở nên chai sạn. Một lần anh tình cờ bắt gặp cảnh Lập, "thủ lĩnh" của đoàn len trâu, hãm hiếp một cô gái, để rồi sau đó phải đau đớn đón nhận sự thật chính mình cũng đã chào đời với hoàn cảnh tương tự như vậy. Lập lại chính là cậu ruột của anh. Chưa kịp thoát khỏi cú sốc này Kìm lại phải đối diện với nỗi đau khác. Cha anh, người thân duy nhất còn lại đã "ra đi" giữa mênh mông đồng nước, không có một mảnh đất chôn, phải nhờ vào chiếc cối đá, gia tài của vợ chồng ông Hai Tích để giữ xác dưới lòng sông.
Túp lều giữa đồng nước nổi cũng chính là không gian bình yên ấm áp mà Kìm cảm nhận được. Nhìn thấy hạnh phúc nhỏ nhoi của cặp vợ chồng già, anh bắt đầu nhen nhúm những ư♏ớc mơ về một gia đình đầm ấm từ đó... Tron🏅g chuyến len trâu lần thứ 2 cùng Đẹt, Kìm đã âm thầm yêu Ban, người vợ của bạn. Xao xuyến trước sắc đẹp của người phụ nữ một con, hừng hực sức sống, Kìm đã một lần định chiếm hữu Ban bằng cưỡng bức. Thế nhưng, tình yêu sau cùng mà anh có được lại xuất phát từ sự chân thành và hy sinh thầm lặng. Bình yên lại trở về với con người đã trải qua bao sóng gió trong cuộc đời từ đó...
🧔Ngôi nhà của vợ chồn💛g ông Hai Tích giữa cánh đồng nước. |
"Từng khung hình trong Mùa len trâu đẹp tuyệt vời và rất thực", nhà văn Sơn Nam nhận xét sau khi xem phim. Ông cho rằng chất Nam Bộ thấm nhuần trong từng cảnh "ngập nước" của Mùa len trâu: đoàn đi len với hàng trăm con trâu giữa cánh ꦉđồng nước nổi; mưa dầm giữa buổi chiều trong tiếng đàn bầu buồn nẫu ruột; cơn lũ tràn về giữa đêm khuya cuốn trôi nhà cửa; người dân ăn cơm nắm với mắm, ngủ trong chiếu quấn thay chăn màn; người chết không có đất chôn giữa mùa nước... Quả thật chỉ có người yêu và hiểu nhiều về đất Nam Bộ lắm thì mới có thể diễn tả được. "Xem vừa cảm động vì nội dung phim, vừa nhớ quê không chịu được", một sinh viên quê ở An Giang thổ lộ.
"Bức tranh Nam Bộ" này còn được "vẽ" bằng ngôn từ, bằng cái tình ch🔴ân chất của con người nơi đây. Kìm trong hoàn cảnh khốn khó nhất vẫn muốn san sẻ đất sống với Định, người bạn cũ của mình; Đẹt vẫn chung tình với người vợ chưa cư♚ới sau 5 năm lang bạt; Lập máu giang hồ, hiếu chiến nhưng trong sâu thẳm lòng anh là nỗi đau, lòng nhớ thương dành cho người chị đã khuất; cha của Kìm dù mặc cảm với quá khứ nhưng chấp nhận đối diện tội lỗi của mình với tất cả lòng tự trọng; vợ chồng ông Hai Tích hy sinh tài sản duy nhất trong gia đình mình trước nỗi đau mất cha của Kìm....
Kìm (Lê Thế Lữ) và Ban (Nguyễn Thị Kiều Trinh). |
"Với một câu chuyện đẹp, Mùa len trâu là một sản phẩm gần như hoàn hảo về nội dung. Chất lượng âm thanh, hình ảnh dưới phần hợp tác quay phim và xử lý hậu kỳ của Bỉ và Pháp thì không phải bàn. Chỉ hơi tiếc là đài từ và mức diễn cảm qua giọng𒊎 nói của Thế Lữ và Kiều Trinh ꦛchưa đạt đến độ chín, điều này phần nào làm giảm độ sâu cho 2 vai diễn Kìm và Ban", một đạo diễn nhận xét sau buổi chiếu.
Mùa len trâu đã chu du khắp trời Tây, giành được tình cảm, sự công nhận của bạn bè quốc tế. Hôm nay, về đến Việt Nam, tác giả đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh khẳng định rằng chính sự đón nhận của khán giả quê nhà mới chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của ông. Nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc vừa đáp chuyến bay từ thành phố Vinh vào đã vội vã đến ngay rạp chiếu để xem Mùa len trâu bằng tất cả sự nhiệt tình và háo hức. Chị nói trong niềm xúc động: "Tôi xin thay mặt người dân Nam Bộ cảm ơn đạo diễn Nghiêm Minh về một câu chuyện quá châ𓃲n thực và tuyệt vời. Đây sẽ là một tư liệu quan trọng và sinh động về đất và người Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến 𝄹chống Pháp cho con cháu đời sau".
Đỗ Duy