Từ trái sang: Ông Tô Văn Động - Chánh văn phòng, Thứ trưởng Lê Khánh Hải và ông Nguyễn Hải Anh - Vụ trưởng Vụ thi đua khen thưởng của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch chủ trì buổi họp báo. Ảnh: Ngọc Trần. |
Trước đó, Bộ đã thành lập 13 hội đồng xét hồ sơ đề nghị tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật, danh hiệu NSND, NSƯT khối đơn vị thuộc Bộ và các Hội văn học nghệ thuật. Trong đó, có 8 Hội đồng cấp Bộ xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật thuộc các lĩnh vực: sân khấu, âm nhạc, múa, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, văn nghệ dân gian, văn học, kiến trúc; 4 Hội đồng xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT thuộc các lĩnh vực, như: sân khấu, múa, âm nhạc, điện ảnh. Những thắc mắc, khiếu kiện tập trung ở lĩnh vực âm nhạc và điện ảnh nên trong cuộc họp báo, Bộ mời đại diện của Hội n﷽hạc sĩ và Hội điện ảnh tham gia để giải đáp những câu hỏi của báo giới.
Ông Nguyễn Hải Anh - Vụ trưởng Vụ thi đua khen thưởng - khẳng định, 28 hồ sơ thuộc lĩnh vực âm nhạc đã được Hội đồng cấp cơ sở xét duyệt, công bố là những hồ sơ đủ tiêu chuẩn. Việc hai nhạc sĩ Đinh Quang Hợp và Ngọc Khuê được bổ sung tên vào danh sách đợt hai cũng hoàn toàn hợp lệ, không phải là hành động "biết sai nên âm thầm sửa". Về trường hợp này, ông Phạm Ngọc Khôi - đại ꦯdiện Hội nhạc sĩ Việt Nam lý giải: 5 nhạc sĩ gồm Đoàn Bổng, Đinh Quang Hợp, Ngọc Khuê, Thế Song, Lê Việt Hòa khi gửi hồ sơ xét giải thưởng đã xin xét ở cụm tác phẩm. Hội đồng cấp cơ sở Hội nhạc sĩ Việt Nam gồm 7 người, phải đạt 75%🉐 số phiếu mới được chấp thuận. Ở vòng 1, hồ sơ của các nhạc sĩ trên đã không nhận được đủ 6 lá phiếu. Ngày 10/1, các nhạc sĩ này làm văn bản kiến nghị gửi lên Bộ, lãnh đạo Bộ chỉ đạo Hội nhạc sĩ triệu tập Hội đồng chấm lại lần nữa nhưng cụm tác phẩm của 5 tác giả vẫn không đạt yêu cầu.
Để tạo điều kiện và đảm bảo quyền lợi cho các nhạc sĩ này, Bộ chỉ đạo Hội nhạc sĩ dỡ cụm tác phẩm ra để xét theo từng tác phẩm, dẫn đến kết quả, chỉ hai nhạc sĩ Đinh Quang Hợp và Ngọꦯc Khuê đủ tiêu chuẩn và có tên bổ sung trong danh sách xét giải. Theo tiết lệ của ông Phạm Ngọc Khôi, chính nhạc sĩ Đinh Quang Hợp là người xin Hội đồng đổi xét từ cụm tác phẩm thành tác phẩm. Ông Nguyễn Hải Anh cho biết, sau khi Hội đồng Hội nhạc sĩ họp và gửi đơn lên Bộ, Bộ đã cho phép bổ sung tên hai nhạc sĩ Đinh Quang Hợp và Ngọc Khuê vì các hồ sơ đều đúng quy trình. Thông tư hướng dẫn cũng không quy định mỗi hội đồng chỉ được phép nộp hồ sơ một lần. “Các nghệ sĩ chưa tìm hiểu kỹ thông tư 03 hướng dẫn: Giải thưởng Nhà nước xét cho tác phẩm, cụm tác phẩm của tác giả, đồng tác giả. Các tác giả có thể xin xét tác phẩm riêng lẻ nhưng thông thường, họ thường thích đưa thành cụm tác phẩm để đảm bảo độ nặng đối với hội đồng và chứng minh sức cống hiến của mình lꦇớn” - ông Hải Anh nhận định.
Bà Hồng Ngát - đại diện cho Hội điện ảnh và ông Ngọc Khôi - đại diện cho Hội nhạc sĩ Việt Nam trả lời phỏng vấn báo chí. Ảnh: Song Nguyên. |
Về việc nhạc sĩ Lê Lan - người từng có bài hát ca ngợi Hồ Chí Minh nhưng giai điệu lấy từ ca khúc ca ngợi sư trưởng Sapaep (Liên Xô cũ) và đã bị Bộ quốc phòng Việt Nam kỷ luật về tội đạo nhạc - vẫn có tên trong danh sách đề nghị xét tặng giải thưởng, Thứ trưởng Lê Khánh Hải cho biết, Hội đồng cấp Bộ đã được nghe báo cáo trực tiếp về trường hợp này. “Những khuyết điểm phạm phải trước đây nhạc sĩ đã chịu kỷ luật rồi. Hội đồng cấp cơ sở đánh giá rất công tâm những nỗ lực, cố gắng và cống hiến của nhạc sĩ Lê L🐷an sau khi được xóa bỏ kỷ luật. Một con người đi qua những sóng gió không bị gục ngã, lay động thì càng quý. Những tác phẩm trong💝 hồ sơ của nhạc sĩ Lê Lan được hội đồng bỏ phiếu là đúng quy định” - Thứ trưởng Lê Khánh Hải nhìn nhận.
Giải thưởng Hồ Chí Minh cho lĩnh vực âm nhạc năm nay có duy nhất nhạc sĩ Văn Chung - với những ca khúc như: Đợi anh về (thơ Simonov - Nga), Ba cô gái đảm, Đếm sao, Pì Noọng ơi, hợp xướng nhạc Bác đời đời vẫn sống, tác phẩm khí nhạc Tiếng sáo quê hương… Cuối năm 2010, Hội Âm nhạc Hà Nội đã có công văn gửi đi nhiều nơi, trong đó có Bộ, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đề nghị đưa nhạc sĩ Phạm Tuyên vào danh sách xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Bí thư thành ủy 💃Phạm Quang Nghị có trả lời: “Với những đóng góp về tác phẩm và hoạt động trên lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật của nhạc sĩ Phạm Tuyên, tôi ủng hộ đề nghị của Hội Âm nhạc Hà Nội, nên tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhạc sĩ Phạm Tuyên. Đề nghị Bộ và Hội đồng quốc gia giải quyết”. Tuy nhiên, ông Hải Anh cho biết: Công văn của Hội nhạc sĩ Hà Nội không phải hồ sơ xin xét tặng danh hiệu, giải thưởng Hồ Chí Minh. “Bộ đã có công văn trả lời Hội nhạc sĩ Hà Nội thông báo cho nhạc sĩ Phạm Tuyên biết quy trình thủ tục và đề nghị nhạc sĩ làm đúng, nhưng Hội nhạc sĩ Hà Nội lại nghĩ có thể làm công văn đưa trực tiếp lên Hội đồng cấp Nhà nước mà không qua cấp cơ sở 𒊎và cấp Bộ. Đó là điều không thể xảy ra được” - ông Hải Anh lý giải về việc một nhạc sĩ có nhiều cống hiến như Phạm Tuyên lại bị bỏ qua ở Giải thưởng Hồ Chí Minh lần này.
Nhạc sĩ Hoàng 🅺Hà cũng gửi cụm tác phẩm xin xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh꧅ nhưng không vượt qua cuộc bỏ phiếu của Hội đồng cấp cơ sở. Tuy nhiên, tác giả này không có yêu cầu được xét ở Giải thưởng Nhà nước. “Nghệ sĩ đăng ký ở hạng mục nào thì xét ở hạng mục ấy. Không được thì thôi chứ không phải nếu thấy chưa đạt yêu cầu ở Giải thưởng Hồ Chí Minh thì hạ xuống Giải thưởng Nhà nước” - Thứ trưởng Lê Khánh Hải phát biểu.
Ở lĩnh vực điện ảnh, Bộ giữ quan điểm, Giải thưởng Nhà nước là giải thưởng trao cho tác phẩm, cụm tác phẩm chứ không phải cho tác giả. Vì vậy hồ sơ của đạo diễn Nguyễn Thước hợp lệ, đúng quy định và được Hội đồng cấp Bộ chấp thuận, nhưng không được sự đồng thuận của hai nhà biên kịch Phan Huyền Thư, Phan Than🤪h Tú thì rất khó để đệ trình lên cấp cao vì xảy ra sự tranh chấp về quyền tác giả.
Xảy ra nhiều tranh cãꦿi nhưng Thứ trưởng Lê Khánh Hải vẫn khẳng định, sau khi áp dụng những biện pháp mới, công khai từ cấp cơ sở, những kiện cáo xoay quanh Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đã có chuyển biến tích cực. “Đợt xét giải lần trước có 125 đơn kiện, năm nay đã bớt đi rất nhiều” - Thứ trưởng tổng kết.
Năm nay, Bộ vẫn duy trì việc đặc cách cho những nghệ sĩ có thành tích đặc biệt xuất sắc, bỏ qua những quy định cứng về tiêu chuẩn như năm cống hiến, năm công tác, nhưng không ai có được may mắn này. Nghệ sĩ violin Bùi Công Duy có nhiều giải thưởng quốc tế nhưng không đủ số phiếu đồng thuận của hội đồng nên không lọt vào danh sách xét tặng danh hiệu NSƯT.
Tính đến hết ngày 31/7, Hội đồng cấp Bộ, ngành, tỉnh đã tiếp nhận: 17 hồ 🎉sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh; 196 hồ sơ Giải thưởng Nhà nước; 96 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND; 419 ꧒hồ sơ NSƯT. Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch sẽ tổ chức các Hội đồng chuyên ngành (cấp Nhà nước) 🎐để xét, tư vấn cho Hội đồng cấp nhà nước về các hồ sơ trên. Dự kiến sẽ tổ chức 9 Hội đồng chuyên ngành xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, gồm: sân khấu, múa, âm nhạc, điện ảnh, văn học, văn nghệ dân gian, mỹ thuật, nhiếp ảnh, kiến trúc và 5 Hội đồng chuyên ngành xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT: sân khấu, múa, âm nhạc, điện ảnh, phát thanh và truyền hình. Hiện tại, Tổ Thư ký Hội đồng cấp Nhà nước (chuyên ngành) đang tích cực đọc, thẩm định hồ sơ. Sau khi có kết quả của Hội đồng cấp Nhà nước (chuyên ngành), Bộ sẽ trình Thủ tướng Chínღh phủ xem xét, quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật và Hội đồng cấ🐼p Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT. Kết quả xét chọn của Hội đồng cấp Nhà nước sẽ được trình lên Chủ tịch nước để xem xét, phong tặng. |
Ngọc Trần