Tại cuộc họp giao ban trực tuyến ba miền diễn ra ngày 18/5, Cục Nghệ thuật Biểu diễn mời Tân Nhàn, Anh Thơ, Trọng Tấn đến tham dự nhưng khi bắt đầu chương trình vẫn không ca sĩ nào có mặt. Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Hoàng Tuấn Anh phải đích thân yêu cầu mời ca sĩ đến, dù phải đưa đón bằng xe của Bộ vì không thể ཧhọp nhưng đối tượng của cuộc họp lại không có đại biểu nào. Khi chương trình diễn ra gần một nửa thời gian, Tân Nhàn, Quốc Hưng, Hồ Quang 8 mới xuất hiện.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa𒐪 Thể thao Du lịch Hồ Anh Tuấn chủ trì hội nghị. Cục trưởng Cục nghệ thuật biểu diễn Vương Duy Biên (đứng) phát biểu khai mạc. |
Tại hội nghị về chấn chỉnh hoạt động, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang diễn ra sáng 16/5, tại trụ sởജ Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, các nghệ sĩ miền Bắc đã đến đông đủ hơn để cùng nghe triển khai chỉ thị số 65. Trần Bình, Trương Nhuận, Tấn Minh, Thế Xương đại diện cho các nhà hát trung ương. Thanh Hoa, Lan Anh, Phương Nga, Hồng Liên… là đại biểu ca sĩ. Đức Khuê đại diện cho các diễn viên trong khi Thúy Hằng, Quang Tú, Trương Tùng Lan, Nguyễn Thị Loan thay mặt công ty người mẫu và người mẫu trẻ.
Chỉ thị số 65 quy định rõ hơn về những hành vi vi phạm, việc xử lý hát nhép, ăn mặc phản cảm với nghệ sĩ và công ty tổ chức. Mứcꦜ phạt đối với những hành vi này tăng từ 3 - 6 triệu đồng lên 15 - 25 triệu đồng. Ngoài ra, Bộ cũng cho áp dụng hình thức phạt ꦆbổ sung, cấm biểu diễn từ 3 tháng đến một năm với người vi phạm lần hai, từ một năm đến hai năm hoặc hơn với người vi phạm lần ba hay tạm dừng cấp phép với đơn vị tổ chức biểu diễn.
Theo Cục trưởng Cục nghệ thuật Biểu diễn Vương Duy Biên, việc tăng mức phạt sẽ khiến hiệu quả răn đe cao hơn. Ông Phạm Quang Long - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Nội - đánh giá mức phạt này vẫn còn thấp. Tuy nhiên, theo đại diện Thanh tra Bộ “bị phạt là nhục 🍬nhã, nhơ nhuốc chứ đừng tính đến mức phạt nặng hay nhẹ. Mức phạt là áp dụng chung cho các nghệ sĩ chứ không chỉ áp dụng cho số người có mức thu nhập hàng sao 50-70 triệu đồng”.
NSND Thanh Hoa và NSND Trần Bình là những nghệ sĩ lão🎃 làng đến tham dự hội nghị. |
Áp dụng xử phạt nghệ sĩ và đơn vị tổ chức nhưng không có quy chế xử phạt với nhà thiết kế, theo Thúy Hằng - giám đốc công ty Elite - là một thiếu sót. “Với trình diễn thời trang, trang phục phản cảm hay không là do nhà thiết kế. Các người mẫu trình diễn chỉ là nhữn♔g manơcanh sống. Chúng ta duyệt là duyệt ý tưởng thời trang chứ không phải duyệt người mẫu. Với ca nhạc, trang phục ca sĩ mặc lên sân khấu cũng phải có sự bàn bạc thống nhất giữa người mặc và người sáng tạo. Nhiều nhà thiết kế ♐Việt Nam đi học ở nước ngoài về nên có những suy nghĩ quá thoáng” - Thúy Hằng chỉ ra trách nhiệm của nhà tạo mẫu. Cục trưởng Cục nghệ thuật biểu diễn Vương Duy Biên cho rằng, đây là ý kiến rất chính xác, cần sớm bổ sung.
Ngoài ý kiến về trách nhiệm của nhà thiết kế, cựu người mẫu cũng đề nghị, trong những chương trình thời trang đặc biệt như trình diễn đồ đi biển, đồ lót nên hạn chế người xem và hạn chế truyền thông. Thúy Hằng mong muốn Bộ xem xét việc cấp chứng chỉ người mẫu trong thời điểm người mẫu tự do quá nhiều, không có sự kiểm soát. Trước đó, một "chân dài" trong đường dây gái gọi cao cấp vừa bị triệt phá khi bị bắt khai là người mẫu của Elite. Cô gái này chỉ từng tham gia làm mẫu ảnh và đóng một vài phim truyền hình, và Elite với cô. “Cô ta làm cả xã hội nghĩ về giới mẫu như những người xấu xa” - bà Quỳnh Trang, Giám đốc sản xuất chương trình Vietnam's Next Top Model, nêu ví dụ về sự nguy hiểm trong việc đ🌠ể tình trạng 𒆙người mẫu tự do, không được quản lý ở Việt Nam.
Thúy Hằng (phải), Trương Tùng Lan đại diện cho n꧙hững ng🌄ười mẫu phía Bắc. |
Riêng vấn nạn hát nhép được quy lỗi đầu tiên là do truyền hình. NSND Thanh Hoa bức xúc khi được mời tham gia một số chương tr🍸ình truyền hình, bà hát thật trong khi nhiều đồng nghiệp hát nhép. Khi lên sóng, tiếng người hát thật méo đi, không được như bên ngoài trong khi nhiều người hát dở nhưng do dùng kỹ thuật phòng thu nên nghe hay hơn hẳn. Ông Nguyễn Thành Lưu, Phó trưởng ban thư ký biên tập Đài truyền hình Việt Nam, đề nghị mọi người thông cảm cho đài truyền hình và bảo lưu hình thức hát nhép trong một số sự kiღện. Đây là thủ pháp, phương thức truyền tải của Đài truyền hình khi công nghệ còn giới hạn, không thể cho rằng đài đang cổ súy hát nhép. Ông Phạm Quang Long thẳng thắn đề nghị, nhiều NSND, NSƯT lớn tuổi, lên sân khấu không hát thật được nữa, chủ yếu sống bằng hào quang quá khứ thì hãy ít xuất hiện, đừng gây khó xử cho nhiều người.
Giám đốc Sở Văn hóa Du lịch Hà Nội phản ảnh tình trạng băng rôn chương trình Chế Linh, chương trình hài kịch thiếu nhi "Chúa nhẫn" đang được treo nhan nhản gây phản cảm. Tuy nhiên, chính NSND Vũ Ngoạn Hợp - Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam và Trương Nhuận - Phó giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ lại tố, Sở Văn hóa Thể thao Du 🎃lịch đang đối xử không công bằng giữa đơn vị nghệ thuật nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân.
“Mới đây, Nhà🌠 hát Tuổi trẻ xin 10 băng rôn quảng cáo cho chương trình 'Ngôi nhà của bé' nhưng chỉ được cấp phép treo 5 băng rôn ở 5 quận. Sau nhiều lần bị hoạnh họe, chạy ngược chạy xuôi, chúng tôi mới được đóng dấu và chỉ được cho phép treo băng rôn từ ngày 28/5 đến ngày 2/6” - nghệ sĩ Trương Nhuận trình bày sự việc. Ông Phạm Quang Long lý giải đây là do cán bộ nghiệp vụ kém, khi thấy chỉ còn 10 điểm treo lại có hai đơn vị nhà nước xin, đã chia đều số lượng băng rôn cho hai bên. Ông cũng cho biết, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Nội nhiều lần đề nghị thành phố tăng thêm 150 chỗ treo băng rôn nhưng chưa được cấp phép.
Ngọc Trần