Tính tới 14h45 ngày 12/12, hơn 4.000 độc giả đã tham gia khảo sát ý kiến về tác dụng y học của sừng tê. Ảnh: Chụp màn hình. |
Hơn 4.000 độc giả đã tham gia cuộc khảo sát ý kiến của VnExpress về tác dụng chữa bệnh của sừng tê giác. Trong số này, 1.959 người (chiếm 48,3%) ng𒅌hĩ rằng sừng tê giác🌠 có thể chữa được một số bệnh nan y, nhưng không chữa được mọi bệnh.
Chị Bùi Thị Mến, một người kinh doanh thực phẩm ở Hải Phòng, kể rằng chị biết nhiều đại gia đã mua sừng tê g꧅iác nên chị tin nó có tác dụng đối với bệnh tật.
"Họ chi hàng tỷ đồng để mua sừng tê. Phần lớn đại gia là người hiểu biết. Nếu sừng 𒀰tê không chữa được bệnh, chắc chắn các đại gia sẽ không mua. Họ chẳng ngốc đến nỗi vung đốnꦆg tiền cho một thứ vô tác dụng", chị Mến lập luận.
Bác Lâm Văn Bội - một quân nhân về hưu tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - cho rằng niềm tin về khả năng chữa bệnh của s🍨ừng tê giác đã tồn tại vài trăm năm ở Việt Nam và một số nước châu Á. Vì thế nhiều người tin vào điều đó dù họ chưa từng thấy ai khỏi bệnh hiểm nghèo nhờ sừng tê. Bản thân bác Dũng cũng nghĩ sừng tê có thể trị một vài bệnh không nan y.
"Người ta không thể dùng sừng tê để chữa ung thư, vô sinh, tâm thần hay AIDS, nhưng có thể thứ đó sẽ phát huy tác dụng với một số bệnh nhẹ. Các cụ vẫn𒈔 bảo sừng tê có tác dụng kích dục, hạ sốt, làm tăng tuổi thọ, đẩy lùi đau đầu", bác Bội nói.
Keratin (chất sừng) là thành phần chính của sừng tê giác. Ngoài ra sừng tê giác còn chứa canxi cacbonat, canxi photphat. Khi thủy phân, sừng sẽ cho các axit amin như tyrosin, axit tiolactic, xystein. Giới khoa học khẳng định các chất trong sừng tê giác không phải là thần dược có khả năng trị ung thư và những bệnh hiểm nghèo khác. Ảnh: mnn.com. |
Đặc biệt, 4,5% độc giả tham gia khảo sát (182 người) tin rằng sừng tê giác có thể chữa được mọi bệnh, kể cả bệnh hiểm nghèo. Chị La Xuân Hoa, một nhân viên môi giới bất 🎃động sản ở Hà Nội, nói rằng niềm tin của chị xuất phát từ việc người xưa dùng sừng tê trong các bài thuốc cổ truyền. Người phụ nữ này đã ng🐽he nhiều câu chuyện về việc người mắc bệnh nan y thoát chết nhờ sừng tê giác.
"Tôi chưa tận mắt nhìn 🌞thấy hay quen biết bất kỳ người nào trong số đó, nhưng tôi tin những câu chuyện liên quan tới họ. Một số nhà khoa học khẳng định sừng tê giác không 𝄹thể chữa bệnh, nhưng trên thực tế giới khoa học vẫn có thể mắc sai lầm. Mà cũng có thể họ nói thế vì muốn bảo vệ tê giác", chị Hoa nói.
Số độc giả còn lại, chiếm 47,2%, cho rằng sừng tê giác không phảiღ là thần dược.
"Đài, báo, các nhà khoa học khẳng định mãi rồi. Phần lớn vật chất trong sừng tê giác chính là chất sừng giống như móng tay và tóc của người thôi. Mà chất sừng thì chẳng thể chữa được bệnh nan y. Mới đây báo chí đưa tin một cô ở Hà Nội bị nhiễm độc gan vì dùng sừng tê giác đấy", bác Vũ Đình Tập, một dượౠc sĩ về hưu tại tỉnh Hòa Bình, p𓂃hát biểu.
Kỹ sư nông nghiệp Trịnh Văn Đảng, một người làm 💯việ⛄c ở tỉnh Bắc Ninh, cho rằng một bộ phận người dân muốn mua sừng tê vì nó có thể làm tăng khả năng sinh hoạt tình dục.
"Có lẽ những kẻ buôn sừng tê꧋ giác đã phao tin đồn về tác dụng kích dục của sừng tê để hꦆọ có thể nâng giá và tiêu thụ chúng dễ dàng hơn", anh Đảng nhận định.
Hoàng Hữu Quyết, một nhân viên môi giới chứng khoán ở Hà Nộ𓄧i, kể rằng anh từng tiếp xúc với vài chục người có tài sản lớn. Theo anh, phần lớn họ biết sừng tê giác không thể chữa bệnh, song vẫn muốn mua ít nhất một cái để thể hiện đẳng cấp.
"Vì thế, hành vi lùng mua và sở hữu sừng tê giác của những người giàu khiến nhiều người khác lầm tưởng nó có tác dụng gì đó. Nhưng thực tế những người lắm tiền chỉ mua sừng tê giác 💯theo phong trào mà thôi", anh Quyết bình luận.
Giới khoa học liên tục khẳng định sừng tê giác được tạo nên bởi keratin (chất sừng) giống như tóc, móng tay nên chúng không có tác dụng đặc biệt đối với bệnh tật. Hơn 🌜thế nữa, theo các bác sĩ đông y, hơn 70% sản phẩm mà mọi người tưởng là sừng tê giác trên thị trường đều là “hàng giả”.
Ông Nguyễn Hữu Trường, một bác sĩ của Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, ngoài tác dụng hạ sốt tương đối t💟ốt, giới khoa học chưa chứng minh được bất kỳ công dụng chữa bệnh nào khác của sừng tê giác. Bên cạnh đó, sừng chứa nhiều hoạt chất có nguồn gốc xa lạ với con người, nên chúng hoàn toàn có thể gây các phản 🍰ứng dị ứng và nhiễm độc.
Nhu cầu mua sừng tê giác ở châu Á khiến số lượng tê giác bị giết tại Nam Phi liên tục lập kỷ lục mới trong những năm gần đây. Hôm 10/12, Việt Nam và Nam Phi đã ký biên bản ghi nhớ nhằm cải thiện hợp tác giữa hai nước🅠 về bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học tại Hà Nội. Các nhà bảo tồn nhận định, mặc dù Biên bản ghi nhớ giữa Nam Phi và Việt Nam chỉ đề cập chung chung việc giải quyết vấn nạn buôn bán các loài hoang dã bất hợp pháp, nhưng nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy buôn bán bất hợp pháp sừng tê giác sẽ là vấn đề ưu tiên nhất trong chương trình nghị sự mới về hợp tác giữa hai quốc gia.
Minh Long