Điều 15 Bộ luật hình sự: Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người v♊ì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác🍷, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất v✱à mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ✃phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nghị quyết số 02/HĐTP-TANDTC/QĐ ngày 5/1/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định việc phòng vệ chính đáng phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất ng🅺uy hiểm cho xã hội.
2. Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích c♎𝓡ần phải bảo vệ.
3. Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà ꦜcòn có th��ể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.
4. Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hànꦡh vi xâm hại. Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.
Luật sư Vũ Tiến Vinh (Giám đốc Công ty luật Bảo An, Hà Nội) cho rằng: "Trước việc bị người khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thậm chí xâm hại đến sức khỏe, tính mạng, chúng ta cần hết sức bình tĩnh để có giải pháp xử trí phù hợp. Sẽ không có một đáp án nào chung cho mọi trường hợp mà mỗi người trong cuộc phải tự tìm cho mình một giải pháp phù hợp bởi mỗi tình huống, mỗi vụ việc sẽ có cách xử trí riêng. Tuy nhiên, một nguyên tắc mà mọi người cần nhớ đó là khi tự vệ thì biện pháp mà chúng ta dự định sẽ thực hiện đã là lựa chọn tốt nhất hay chưa? Còn lựa chọn nào tốt hơn và phù hợp với quy định của pháp luật hơn không? Nếu còn lựa chọn khác tốt hơn thì phải xử sự theo lựa chọn đó. Tất nhiên, trong tình huống bị động, bất ngờ thì việc lựa chọn một cách xử sự đúng là điều vô cùng khó khăn. Một nguyên tắc nữa mà chúng ta nên nhớ là pháp luật khuyến khích mọi công dân có những hành vi dũng cảm ngăn chặn hành vi trái pháp luật của người khác để giảm bớt thiệt hại có thể xảy ra. Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều trường hợp hành vi chống trả đã vượt quá mức cần thiết nhưng đặt trong vụ án cụ thể, xem xét nguyên nhân, tương quan lực lượng… pháp luật vẫn coi là phòng vệ chính đáng mà không bị coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Do đó, nếu khi chúng ta bị xâm hại, chúng ta đừng quá lo lắng liệu cách xử trí của chúng ta có bị xem xét trách nhiệm hình sự hay không bởi trong nhiều trường hợp, hành vi của chúng ta phải vượt quá mức cần thiết thì mới ngăn chăn được hành vi trái pháp luật của kẻ đang xâm hại, đặc biệt đối với những trường hợp côn đồ, manh động. Ngoài ra, pháp luật còn xem xét các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác để khoan hồng cho người đã có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng". |