Theo truyền thuyết và sử cũ, Triệu Đà, vua nước Nam Việt tại xứ Phiên Ngung, nhiều lần sang đánh chiếm Âu Lạc của Thục Phán An Dương Vương đều bại trận t𝔍rước sức mạnh quân đội của nước này, đặc biệt l🐟à chiếc nỏ thần bắn trăm phát trúng trăm phát. Triệu Đà nảy ra mưu kế hỏi cưới người con gái xinh đẹp của Thục Phán là nàng Mỵ Châu cho Trọng Thủy, con trai mình. Khi Trọng Thủy nắm được bí mật quân sự của Âu Lạc, Triệu Đà mang quân đánh chiếm nước "thông gia" khiến Âu Lạc suy vong.
Lần đầu ti🍰ên vào vai diễn nặng ký trên sân khấu, Huỳnh Đông không làm người xem thất vọng. |
Từ kịch bản Chiếc áo thiên nga (tác giả Lê Duy Hạnh) dựa trên chuyện tình đẹp của Mỵ Châu - Trọng Thủy, đạo diễn Đức Thịnh dàn dựng Nỏ thần với những sáng tạo, thêm thắt riêng khiến vở diễn kéo dài hơn🤡 2 giờ đồng hồ này để lại một số ấn tượng trong lòng khán giảඣ TP HCM.
Ấn tượng đầu tiên chính là diễn xuất của Huỳnh Đông, gương mặt trẻ của sân khấu Phú Nhuận. Tuy Cao Lỗ không phải là vai chính của vở Nỏ thần, nhưng sự hóa thân hết mình, nhập tâm trọn vẹn của Huỳnh Đông đã nâng nhân vật của anh lên thành hình ảnh khó quên. Xuất hiện ngay từ đầu vở, Cao Lỗ luôn thể hiện là một vị tướng tài, tôi trung, luôn canh cánh bên lòng vận mệnh nước nhà, cảnh giác cao độ trước kẻ thù. Không những vậy, qua Nỏ thần, vị tướng này được khắc họa như một người đa tình, thầm yêu công chúa Mỵ Châu bằng mối tình đơn phương tha tཧℱhiết.
Những cảnh Cao Lỗ đấu kiếm với Trọng Thủy; Cao Lỗ thuyết phục An Dương Vương tỉnh n෴gộ trước mưu gian của kẻ thù; Cao 𓂃Lỗ gióng trống đồng giục ba quân ra trận... được Huỳnh Đông xử lý thành công với đài từ tốt và diễn xuất mạnh mẽ, linh hoạt.
Tướng Cao 🃏Lỗ (đứng trên) đang gióng trống đồng thúc giục ba quân. |
Nỏ thần là vở kịch mới nhất của đạo diễn trẻ Đức Thịnh. Vở được đầu tư hơn 400 triệu đồng vào các khâu dàn dựng: phục trang, cảnh trí, đạo cụ, biên đạo...
Đây cũng là lần đầu tiên Đức Thịnh thử sức ở thể loại chính kịch mang đề tài lịch sử, vốn rất khác với các vở kịch xã hội, tình yêu lãng mạn từng mang đến thành công cho anh trước đây. Nỏ thần của Đức Thịnh khai thác khía cạnh con người bình thường của các nhân vật lịch sử: nàng Mỵ Châu tr🐓ong trắng, ngây thơ với "trái tim lầm chỗ để trên đầu", chàng Trọng Thủy chỉ biết yêu và tôn thờ tình yêu, Triệu Đà xảo quyệt và tham lam, Thục Phán An Dương Vương chủ quan và dễ tin người...
Đạo diễn đã vận dụng những thủ pháp điện ảnh ở các đoạn chuyển cảnh, mô tả hành động nhân vật, khiến khán giả có cảm giác mới mẻ hơn khi thưởng thức màn đánh nhau ngoài chiến trường, cảnh yêu đương của các nhân vật. Tuy vậy, không ít cảnh trong vở khá vô lý và gượng khiến người xem cảm thấy tiếc, như màn Hoàng Dung (vợ của Trọng Thủy ở nước Triệu) đột ngột rút khăn tang nói lời "tế sống" chồng kh⛦i tiễn chàng về lại đất Thục; hay cảnh Trọng Thủy khi chạy đến bãi biển và biết là Mỵ Châu đã chết bèn đứng múa võ với chiếc quạt trên tay một lúc trước khi nhảy xuống biển chết theo.
Nỏ thần sẽ đại diện sân khấu Kịch Phú Nhuận tham dự Hội diễn sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2009, diễn ra từ ngày 26/9 đến 7/10 tại TP HCM.
Bài, ảnh Thoại Hà