Trong hai năm trở lại đây, khán giả Việt Nam nói riêng và khán giả thế giới nói chung đã được chứng kiến làn sóng bùng nổ mạnh mẽ của phim 3D. Từ Avatar, Alice in Wonderland cho tới Thor, Transformers 3... Gần như các bom tấn điện ảnh bây giờ muốn hút khách thì luôn gắn thêm từ "3D" sau tên phim. Điện ảnh châu Á cũng bắt đầu có nhiều bước đi mới với công nghệ này. Long Môn Phi Giáp (Flying Swords of Dragon Gate) là một trong những bộ phim võ thuật cổ trang đầu tiên của điện ảnh Trung Hoa được quay ở định dạng 3D, với sự trợ giúp của Chuck Comisky - người phụ trách hiệu ứng hình ảnh của Avatar.
Lấy bối cảnh thời nhà Minh (1368 - 1644), nhân vật chính của Long Môn Phi Giáp là Triệu Ho🌠ài An (Lý L𝔍iên Kiệt) - người anh hùng võ hiệp luôn chống lại những tên quan tham ô. Chuyện phim bắt đầu từ người tì nữ bỏ trốn (Phạm Hiểu Huyên) có thể mang trong mình long chủng hoàng đế. Vạn Vạn quý phi sai thủ lĩnh đại nội mật thám Vũ Hoa Điền (Trần Khôn) đi truy lùng người tì nữ để tiêu diệt cốt nhục trong bụng cô. Tuy nhiên, Lăng Nhạn Thu (Châu Tấn), một nữ hiệp giang hồ đã giả danh là người hùng Triệu Hoài An, ra tay cứu và đưa người tì nữ bỏ trốn tới Long Môn - một vùng sa mạc rộng lớn, khắc nghiệt.
Lý Liên Kiệt thủ vai anh hùng trượng nghĩa Triệu Hoài An trong phim. Ảnh: BHD. |
Vũ Hoa Điền đưa quân lính tới Long Môn để truy bắt người tì nữ và Triệu Hoài An giả. Tại đây, các bang hội và công chúa phiên bang (Quế Luân Mỹ) đang chờ bão cát để săn lùng một kho báu cất giấu trong một vương quốc cổ xưa bị chôn vùi dưới cát bụi. Tất cả gặp nhau tại Long Môn khách điếm - nơi luôn xảy ra những xung đột, đấu tranh tàn khốc giữa các phe phái, bang hội. Một cuộc chiến "mèo vờn chuột" bắt đầu diễn ra giữa các thế lực, với mỗi người c🌟ó một mục đích và lý tưởng khác nhau. Điểm chung là họ cùng bị kẹt lại tại Long Môn khách điếm. Những bí mật về thân thế của từng nhân vật dần được hé lộ...
Không chỉ có sự giúp đỡ của Chuck Comisky, đạo diễn Từ Khắc còn lôi kéo các chuyên gia hiệu ứng 3D tới từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Singapore... để thực hiện Long Môn Phi Giáp. Phim có kinh phí 35 triệu USD và được quay toàn bộ bằng máy 3D nên hình ảnh rất chất lượng. Tuy chưa có độ nổi rõ rệt như siêu bom tấn Avatar, nhưng chiều sâu của Long Môn Phi Giáp rất sắc nét. Hiệu ứng 3D của phim cũn෴g tương tác nhiều với người xem bằng những cảnh quay đẹp mắt slow motion phi dao,ඣ phi kiếm, ném tiêu, ném bàn ghế, tên bay đạn lạc về phía màn hình.
"Long Môn Phi Giáp" có nhiều cảnh quay đẹp, được dàn dựng công phu. Ảnh: BHD. |
Trong hơn hai tiếng, khán giả được thưởng thức một "bữa tiệc thị giác" thực sự với nhiều các cảnh hành động, đánh võ. Đạo 🎃diễn Từ Khắc vốn nổi tiếng với những pha chiến đấu ngoạn mục nên ông tận dụng hết sở trường của mình trong từng cảnh 📖quay. Người xem sẽ thấy các nhân vật đánh đấm liên tục trên màn ảnh rộng và khoảng cách nghỉ ngơi giữa các cảnh hành động là không đáng kể. Hết đánh nhau trên thuyền, trong quán trọ, trên sa mạc, các nhân vật lại lôi nhau xuống lòng đất, qua các pho tượng cổ để ra võ tiếp. Các cảnh hành động đều được dàn dựng rất công phu và kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, ngoài phần kỹ xảo công phu và hiệu ứng 3D "tấn công" nhãn quan người xem liên tục thì trong hơn hai tiếng, nội dung của Long Môn Phi Giáp khá nhạt nhòa và trôi tuột khỏi tâm trí khán giả. Thậm chí nhiều người còn chẳng hiểu nội dung phim nói gì sau khi xem xong. Là phiên bản mới của Long Môn khách sạn năm 1967, nhưng Long Môn Phi Giáp lại có câu chuyện mới hoàn toàn và do chính đạo diễn Từ Khắc viết kịch bản. Phim đơn giản kể lại một thời kỳ lịch sử của Trung Hoa với n⛄hững câu chuyện bí hiểm nhưng lại mang hơi hướng Hollywood, thể hiện ở phần đi tìm kho báu.
Châu Tấn giả trai trong "Long Môn Phi Giáp". Ảnh: BHD. |
Long Môn Phi Giáp dễ khiến khán giả liên tưởng tới Xác ướp 3: Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Cướp biển Caribbe, Hoàng tử Ba Tư hay thậm chí là câu chuyện Alibaba và 40 tên cướp của Nghìn lẻ một đêm. Yếu tố tình yêu được lồng ghép trong phim chưa kết hợp được chặt chẽ với yếu tố hành động, dẫn tới nhiều đoạn ướ🌺t át quá mức cần thiết. Có nhiều cảnh quay thái quá khiến khán giả bật cười, như khi một nhân vật đang đứng trên một hòn đá v🌟à thay vì bước nhẹ nhàng xuống đất đi tiếp, anh ta lại khinh công lộn một vòng rồi mới tiếp đất.
Dàn diễn viên diễn xuất khá nhạt nhòa. Lý Liên Kiệt, Quế Luân Mỹ, Lý Vũ Xuân gần như chỉ có nhiệm vụ "đánh đấm" trên màn ảnh. Châu Tấn ban đầu gây ấn tượng bởi sự lạnh lùng, cao ngạo. Nhưng càng về sau, nhân vật của cô lại càng "sến" và kéo tụt cảm xúc của người xem. Diễn xuất thuyết phục và để lại nhiều ấn tượng nhất trong Long Môn Phi Giáp là Trần Khôn. Anh thủ hai vai, một là thủ lĩnh đại nội mật thám, hai là thái giám. Cả hai vai này đều có màu sắc, cá tính riêng và được nam diễn viên Họa bì thể hiện tốt. Người đẹp Trương Hinh Dư cũng sắm mộꦑt vai nhỏ, xuất hiện chưa🦋 đầy 5 phút trong bộ phim này.
Tạo hình công chúa phiên bang của Quế Luân Mỹ. Ảnh: BHD. |
Với những khán giả yêu thích dòng phim võ thuật Trung Quốc thì dễ dàng bỏ qua mặt hạn chế về nội dung của Long Môn Phi Giáp để đắm chìm trong hai tiếng kỹ xảo mãn nhãn. Xét trên tiêu chí về công nghệ thì bộ phim mới của đạo diễn Từ Khắc hoàn toàn có thể thỏa mãn được nhu cầu nghe - nhìn của khán giả. Những gì ông đã làm được với Long Môn Phi Giáp sẽ là một thách thức cho các nhà làm phim Trung Hoa khác đang nung nấu ý định làm phim 3D trong tươn🐲g lai.
Long Môn Phi Giáp khởi chiếu tại Việt Nam từ ngày 30/12.
|
Nguyên Minh