1. Sudan - Tăng trưởng chậm nhất
Tăng trưởng GDP 2012 dự kiến: - 7,3%
Quốc gia Bắc Phi này đã phải chịu hàng thập kỷ chiến tranh và xung đột sắc tộc. Đây là nguyên nhân chính khiến kinꦯh tế Sudan càng ngày càng tồi tệ. Đặc biệt là từ sau khi Nam Sudan tách ra tháng 7/2011, mang theo gần 70% dự trữ dầu mỏ của Sudan cũ. Kinh tế Sudan được Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán co lại 7,3% trong năm 2012, dưới cả Hy Lạp với mức giảm 4,5%.
2. Congo - GDP đầu người thấp nhất
GDP đầu người dự kiến 2012: 231,51 USD một năm
Dù có tài nguyên dồi dào, nhưng Cộng hòa Dân chủ Congo vẫn luôn phải chịu cảnh chiến tranh, xung đột, nghèo đói và tham nhũng từ sau khi giành được độc lập năm 1960. Gần đây, kinh tế nước này đang dần phục hồi khi GDP tăng 6% - 7% sau nhiều năm nội chiến tranh chấp quặng thiếc và kim cương. Tuy nhiên, tổng GDP năm 2011 của Congo vẫn ở mức thấp với 25 tỷ USD trong khi dân số lại trên 73 triệu người. Chính vì thế, nước này đứng ch🐼ót bảng xếp hạng của IMF với GDP bình quân dự kiến năm nay là 231,51 USD.
3. Belarus - Lạm phát cao nhất
Lạm phát dự kiến 2012: 65,9%
Belarus nằm dưới quyền điều hàꦏnh của Tổng thống Alexander Lukashenko từ năm 💛1994 và luôn được mệnh danh là chế độ độc tài cuối cùng ở châu Âu. Theo IMF, lạm phát ở Belarus sẽ chạm mốc 65,9% năm 2012. Thực ra, con số này đã thấp hơn rất nhiều so với 109% năm 2011 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Lạm phát cao một phần còn do lương quan chức chính phủ được tăng﷽ để hỗ trợ cơ chế độc tài. Việc này đã gây ra khủng hoản𒀰g trong cán cân thanh toán năm 2011 và dẫn đến siêu lạm phát. Ngân hàng trung ương Belarus đã phản ứng bằng cách tăng lãi suất và thả nổi đồng ruble Belarus khiến tỷ giá trở nên hỗn loạn. Sau đó, Belarus còn phải nhận gói cứu trợ 3 tỷ USD từ các nước láng giềng.
4. Macedonia - Thất nghiệp cao nhất
Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến 2012: 31,2%
Tỷ lệ này ở Macedonia đã luôn ở mức cao trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết số liệu chínhꦓ thức thường không tính tới thị trường bất hợp pháp, vốn chiếm phần lớn hoạt động kinh tế tại quốc gia này.
5. Nhật Bản - Nợ công cao nhất
Nợ trên GDP 2012 dự kiến: 235,8%
Nếu xét trên nhiều chỉ số khác, thì kinh tế Nhật Bản vẫn là hàng đầu thế giới. Nguồn tài nguyên hạn chế, nhưng khoa🔥 học cô♓ng nghệ phát triển đã khiến nước này tăng trưởng nhanh chóng trong những thập kỷ qua.
Tuy nhiên, Nhật Bản đang phải vật lộn với nợ chính phủ. Theo IMF, nợ công♈ trên GDP của nước này có thể lên tới 235,8% GDP cuối năm nay. Tuy nhiên, phần lớn số nợ này lại do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ với lãi suấജt khá thấp.
Cuối꧟ tháng 5, hãng đánh giá tín dụng Fitch đã hạ xếp hạng của Nhật Bản với lý do các chính sách kiểm soát nợ công quá “lỏng lẻo”. Lời cảnh báo này đã đẩy các nhà hoạch định chính sách vào thế khó. Nước này vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau thảm họa kép năm ngoái, vì thế, việc giữ thuế ở mức cao để đối phó nợ công là một lựa chọn đầy rủi ro.
Hà Thu (theo CNN)