Hôm quಌa các Thượng viện Mỹ đã chuyển lại kế hoạch giải cứu thị trường tài chính trị giá 700 tỷ USD sang cho Hạ viện xem xét, sau khi đã có nhiều điều chỉnh.
Bản dự luật đã bị H🅷ạ viện bác bỏ hôm thứ hai vừa qua, nhưng sau đó đã nhận được sự chấp thuận của Thượng viện, với tỷ lệ 74 thượng nghị sĩ ủng hộ, gấp gần 3 lần số người phản đối. Diễn biến này khiến nhiều người hy vọng H🐟ạ viện cũng sẽ theo chân Thượng viện mà gật đầu.
Dự kiến đêm nay theo giờ Việt Nam, bản kế hoạch sửa đổi sẽ được đưa ra bỏ phiếu. Để thuyết phục các nghị sĩ th𓄧ông qua gói giải pháp, Bộ Tài chính đã chấp nhận nhiều thỏa hiệp.
Các nghị sĩ Mỹ chịu áp lực phải thông qua gói giải pháp 700 tỷ USD từ việc nền kinh tế Mỹ có nguy cơ suy thoái, thị trường tài chính sụp đổ. Ảnh: AP |
Theo đó, mức bảo hiểm tiền gửi tối đa cho mỗi tài khoản được nâng từ 100.000 USD lên 250.000 USD. Dự luật sửa đổi cũng bao gồm nhiều nhiề🍷u đợt cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp, và khoảng 20 triệu người có thu nhập trung bình tại Mỹ sẽ được hưởng mức thuế tối thiểu.
Khoảng 8 tỷ USꦆD trong gói giải pháp cũng được dành riêng để hỗ trợ các vùng chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai như Midwest,🦂 Texas và Louisiana.
Hôm qua Tổng thống Mỹ Bush tiếp tục kêu gọi H😼ạ viện thông qua gói giải pháp. "Vấn đề này đã vượt ra khỏi phạm vi New York hay phố Wall, mà nó đang ảnh hưởng tới những người làm việc nhẫn nại", ông chủ Nhà Trắng nói. Ông Bush cảnh báo, nếu gói kế hoạch này không được thực hiện, công ăn việc làm của người dân sẽ bị đe dọa. Đây là lời kಌêu gọi thứ 14 của Tổng thống Bush trong vòng 15 ngày qua.
Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson cũng đã chuyển đến Hạ𒁃 viện bản kế hoạch sửa đổi, trong đó phần nội dung caཧm kết với các nhà lập pháp đã tăng từ 3 lên 400 trang.
Từ nay tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chỉ còn hơn một tháng, nên cả 2 ứng viên Barack Obama và John McCain đều lên tiếng ủng hộ kế hoạch giải cứ🤡u, nhất là sau khi chỉ số Dow Jones có mức giảm mạnh nhất trong lịch sử hôm thứ hai vừa qua.
Viễn cảnh 🌄kinh tế Mỹ ảm đạm, cùng với khủng hoảng tín dụng toàn cầu càng tăng 𓂃thêm áp lực lên các nghị sĩ. Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ vừa công bố cũng dự báo tình trạng doanh nghiệp cắt giảm nhân công sẽ tiếp diễn trong tháng 9, với khoảng 100.000 người mất việc làm.
Mới đây, ngân hàng UBS của Thụy Sĩ cũng tuyên bố cắt giảm 2.000 nhân công và dự kiến đóng cửa hoạt động giao dịch hàng hóa. Còn tại châu Á, các chỉ số chứng khoán sáng nay giảm 0,85%, riêng ở Nhật giảm tới 1,9% và🌞 xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi mới đây cũng tuyên bố, bà rất lạc♑ quan trước khౠả năng cơ quan này sẽ thông qua gói giải pháp.
Một người biểu tình tại phố Wall phản đối kế hoạch dùng 700 tỷ USD từ ngân sách để cứu các định chế tài chính với yêu cầu "hãy cứu người dân, chứ không phải các ngân hàng". Ảnh: AFP |
Tuy nhiên, đến thời điểm này, một số nghị sĩ vẫn phản đối việc sử dụng khoản tiền lớn để cứu vãn các công ty tại thị trường phố Wa🔴ll. Số khác💯 thì không mấy tin tưởng gói giải pháp có thể khắc phục các rủi ro trên thị trường tài chính.
Nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz cảnh꧃ báo, gói giải cứu ít có khả năng giúp kinh tế Mỹ ổn định trở lại. "Việc làm này cũng giống như truyền máu cho một người đang mất máu vì những nguyên nhân từ bên trong", chuyên gia kinh tế này nhận xét.
Nghị sĩ bang Tennessee - ông Zach Wamp cũng cho rằng, hiện người dân Mỹ vẫn tỏ ra tức giận khi t🅺iền thuế do họ đóng được sử dụng để chữa cháy cho các sai lầm của phố Wall.
"Thế nhưng chúng ta vẫn phải làm những gì mình nghĩ là đúng. Tôi cho rằng việc bỏ phiếu chống vào hôm thứ hai vừa qua là việc làm đúng, còn việc nên làm vào lúc này là bỏ phiếu tꦗán thành", ông Zach Wamp nói.
Thu Nga (theo Reuters, AFP)