Người tiêu dùng Trung Quốc đang chống chọi bão giá. Ảnh: boston.com. |
AFP cho biết, Phó tổng giám đốc điều hành IMF, ông Naoyuki Shinohara, phát biểu trong cuộc họp của những người đứng đầu ngân hàng trung ương châu Á tại thủ đô Colombo của S🌸ri Lanka hôm qua. Trong bài phát biểu, ông nhận định có nhiều dấu hiệu cho thấy sức ép đối với giá cả tại châu Á đang tăng.
“Giá dầu và những hàng hóa khác đã tăng đáng kể trong năm 2010. 🉐Một nguyên nhân của lạm phát là nhu cầu thế giới tăng. Tuy nhiên, điều này cũng do nguồn cung của một số loại hàng hóa giảm do mất mùa ở nhiều nước. Xu hướng tăng của giá có thể kéo dài♋ tới hết năm 2011”, ông nói.
Ông Shi🌺nohara nhấn mạnh, giá lương thực leo thang là một trong những nguyên nhân khiến giá tiêu dùng tăng tại các nền kinh tế mới nổi trong năm 2010. Nhưng lạm phát hiện nay kéo dài khá lâu và bắt đầu tác động tới mọi loại hàng hóa ở nhiều nền kinh tế mới nổi.
Các điều kiện kinh tế tại châu Á - như mức lương thực tế đang tăng, tỷ lệ thất nghiệp thấp và có chiều hướng giảm, lao động có chuyên môn thiếu - cũng mở đường cho sự tăng vọt của giá, Shinohara giải thícಞh. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng đang tăng tốc trên khắp châu Á khiến sức ép đối với lạm phát càng gia tăng.
IMF dự đoán châu Á sẽ tiếp tục là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới trong nꦰăm 2011, với tổng sản phẩm quốc nội tăng tới 8,5% tại các nước đang phát triển.
Minh Việt