> Diễn biến khủng hoảng tài chính thế giới
Nhà Trắng đã chính thức thừa nhận kết luận của NBER và cho biết đang cố đẩy nhanh quá trình hồi phục kin𝔍h tế bằng cách cải thiện thị trường tài chính, tín dụng, và nhà đất.
Thông thường suy thoái thường được nhận biết nếu nền kinh tế có 2 quý sụt giảm liên tiếp. Tuy nhiên, nhóm các chuyên gia này lại có tiêu chí riêng. "Suy thoái là sự suy giảm mạnh trong mọi hoạt động kinh tế, kéo dài nhiều tháng và thông thường có thể nhận biết qua hoạt động sản xuất, thị trường lao động, thu nhập và một số chỉ báo khác". Ngoài ra, các nhà kinh tế thuộc NBER cho biết, suy thoái bắt đầu khi các hoạt động kinh tế đạt đỉnh và kết thúc khi n꧙ền kinh tế chạm đáy. Ngược lại, quá trình đi từ đáy lên đỉnh được gọi là sự mở rộng.
Bất kể Chính phủ Mỹ có thừa nhận hay không, trong nhiều tháng qua, suy thoái đã dần xiết chặt và bóp nghẹt nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ảnh: lh3.ggpht.com. |
NBER cho biết, họ chọn thời điểm🙈 tháng 12 năm 2007 do mức độ đi xuống của kinh tế Mỹ sau mốc này là đủ lớn để được coi là suy thoái. Tháng 12/2007 cũng là điểm kết thúc của quá trình mở rộng bắt đầu từ tháng 11/2001, kéo dài 73 tháng.
Theo số liệꦏu chính thức từ Chính phủ, GDP thụt lùi 0,2% trong quý IV/2007 nhưng tăng 0,8% trong quý I/2008 và 2,8% trong 4 tháng tiếp theo. 🥃Sau đó, nền kinh tế lớn nhất thế giới một lần nữa đi xuống 0,5% trong quý III/2008.
Tuy nhiên, NBER cho biết việc xác định suy thoái🐬 không chỉ được dựa trên GDP mà còn nhiều chỉ báo kinh tế khác. Một trong những yếu tố quan trọng khác được tính đến là thị trường việc làm, vốn sụt giảm liên tiếp từ tháng 12 năm ngoái. Số liệu hàng tháng về thu nhập, sản xuất, bán lẻ đều cũng được nghiên cứu.
Trong phát biểu c🐻ủa m🐷ình, NBER không đưa ra dự đoán suy thoái sẽ tồn tại trong bao lâu. Theo nhóm các nhà kinh tế thực hiện cuộc nghiên cứu, ở những lần trước suy thoái kết thúc sau 6 đến 18 tháng.
NBER là tổ chức phi lợi nhuận củ🦹a các nhà kinh tế từ các hãng nghiên cứu, trường đại học và một số cơ quan khác.
Trước khi tuyên bố chính thức được đưa ra, nhiều chuyên gia đã nhận định nước Mỹ rơi vào suy thoái. Ông Michael Fowkes, Nhà Phân tích tại Investor's Observer, cho biết: "Nỗi sợ suꦅy thoái giờ đã trở thành hiện th🃏ực. Câu hỏi được đặt ra bây giờ là tình trạng này sẽ tồi tệ tới mức nào và kéo dài trong bao lâu".
Theo ông Fowlkes, từ đầu năm đến nay, 1✃,2 triệu việc làm đã bị cắt giảm, tuy nhiên tin xấu sẽ tiếp tục đến vào thứ sáu, khi số liệu về tình hình việc làm tháng 11 được đưa ra.
Ông Augustine Faucher, Nhà nghiên cứu tại hãng xếp hạng tín dụng Moody, dự đoán suy thoái sẽ kéo dài hết quý I/2009 và sẽ là "giai đoạn tồi tệ nhất kể từ sau Đại chiến Thế giới lần II". Trong đó, ♚bất kể các giải pháp của Chính phủ, tỷ lệ thất nghiệp vẫn sẽ lên mức 9% vào đầu năm 2010.
Xuân Hòa (Theo AFP)