Bữa trưa của gia đìn൲h anh Yao thường chỉ là bát mỳ với rau xanh♓. Ảnh: AP |
Ngày nay, cuộc sống đã đỡ vất vả hơn, nhưng tình hình giá thực phẩm leo thang đã khiến gia đình anh Yao gặp khó khăn và✃ càng không dễ để nuôi ba đứa con ăn học.
“Chúng tôi không dám mua thức ăn ngon vì không đủ tiền”, anh Yao nói. Anh lớ𝓰n lên ở tỉnh An Huy hẻo lánh và nghèo đến nỗi hàng xóm nghĩ rồi anh 𒁏rồi sẽ phải đi ăn xin ngoài đường.
Yao𓆏 đã rời làng quê từ hơn 20 năm nay, nhưngꦛ anh vẫn ăn uống như một nông dân. Anh chỉ ăn mỳ và bánh bao hấp rẻ tiền, tằn tiện lấy từng xu để cho con đi học. Mỗi tuần, anh chỉ ăn thịt một lần và cố gắng cho con cái ăn thường xuyên hơn.
Bữa trưa củ💛a gia đình anh thường là bát mỳ với rau xanh. Mỗi tháng, anh kiếm được khoảng 2.000 NDT (307 USD) từ quầy bán gừng, tỏi của mình. Trong đó, 600 NDT (92 USD) được chi để mua lương thực cho 5 miệng ăn trong nhà. Anh cảm thấy mình như bế tắc. Một mặt anh cần phải tiết kiệm tiền, nhưng mặt khác cũng 🐬cần phải ăn uống đầy đủ nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không phải ai cũng lo lắng vì lạm phát leo thang. Với Zhong Sheng, một kiến trúc sư và đã làm cha từ 5 năm nay, sức khỏe và an toàn là yếu tố quan tâm hàng đầu, còn giá cả chỉ đứng hàng thứ hai. “Bạn có thể mua thực phẩm giá rẻ. Nhưng nế🐟u vì chúng mà bạn ốm thì tiền viện phí phải trả sẽ còn cao hơn൩ nhiều”, anh nói.
Kể cả khi giá thực phẩm lên cao, Zhong vẫn có thể chi trả được. Anh điều hành công ty riêng và có bằng thạc sĩ tại một trường đại học danh tiếng ở Bắc Kinh. Năm 2008, Trung Quốc xảy ra vụ sữa bột nhiễm hóa chất công nghiệp khiến 6 trẻ em bị thiệt mạng và làm 300.000 trẻ khác mắc bệnh. Từ♑ đó, anh thấy mình có lý do để chọn những thực phẩm nhập khẩu và được trồng hữu cơ. Mỗi tháng, gia đình anh dành đến 2.000 NDT (tương đương 307 USD) để mua thức ăn, chiếm khoảng 10% thu nhập.
Sự trái ngượཧc hoàn toàn giữa hoàn cảnh của Zhong và Yao cho thấy giá thực phẩm leo thang đang tác động thế nào đến các nước đang phát triển, chiếm hơn ba phần tư số dân 6,9 tỷ người trên thế giới.
Tầng ꦆlớp trung lưu mới nổi bắt đầu có khẩu vị tinh tế hơn. Những loại thực phẩm xa xỉ như việt quất, bơ, măng tây, rau diếp quăn mới đây chỉ dành cho giới nhà giàu nay đã phổ biến ở khắp các thành phố lớn của Trung Quốc.
Tuy nhiên, sự giàu có ở thành phố cũng là gánh nặng đối với người nông dân, làm sao để đáp ứng nhu cầu đang tăng mạnh trong khi lực lượng lao động ngày càng ít đi. Do đó, giá cả tăng lên và tác động đến mọi tầng lớp trong xã hội, cả những người đủ hầu bao chi cho những loại thực phẩm đắt tiền. Nhưng chịu tác động đáng kể nh🌺ất vẫn là những người có thu nhập thấp.
Tại Trung Quốc, hàng triệu nông dân đã đổ ra các thành phố ven biển để làm việc trong các nhà máy hay ngành dịch vụ. Kêu gọi họ trở về v🌠ới công việc đồng áng là điều không dễ. Vì vậy, nguồn cung thực phẩm khan hiếm đi và đẩy giá cả lên 11,7% trong tháng 3 s♕o với cùng kỳ năm ngoái.
“Giờ không thể tìm ra lao động trong nông nghiệp nữa và họ đòi giá rất cao, hơn một USD (7 NDT) một giờ”, Liu Li, một nhà bán buôn tại trung tâm phân phối nông sản Xinfadi ở Bắc Kinh, cho biết. Cô nói người dân nông thôn ꦐmuốn làm viᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚệc trong nhà máy hay lĩnh vực dịch vụ, những việc mà họ được ở trong nhà và có chỗ ngủ ấm áp. Công việc đồng áng “quá lem luốc và nặng nhọc”.
Một ng🐠uyên nhân khác khiến giá thực phẩm tăng tại Trung Quốc và các nước châu Á khác là quá nhiều tiền đã được đổ vào nền kinh tế do các chính sách kích cầu nhằm ngăn chặn tình trạng suy thoái. Ngoài ra còn bởi giá dầu tăng, diện tích đất nông nghiệp giảm do ô nhiễm và sự lấn lướt của lĩnh vực công nghiệp.
Chỉ số giá của thịt, ngũ cốc và thực phẩm hàng ngày mà Văn phòng Nông Lương Liên Hiệp Quốc đưa ra đã tăng 37% trong quý I/2011. Tại nhiều nước châu Á, con số này tương đương với giá thực phẩm nội địa tăng 10%. Theo ước tính của Ngân hàng Phát﷽ triển châu Á (ADB), chừng đó đủ đểꦏ khiến 64 triệu người lâm vào cảnh sống dưới mức nghèo khổ (1,25 USD một ngày).
Song, theo nhà kinh tế học Scott Rozelle của Đại học Stanford, thay đổi trong giá thực phẩm và cơ cấu việc💝 làm không hẳn đã xấu bởi nó phản ánh sự phát triển về kinh tế cũng như ♎con người đang diễn ra ở Trung Quốc.
Ông cho rằng những đồn điền nhỏ và nằm rải rác đang ngày càng được tập trung lại và cơ khí hóa. Điều đó có thể làm tăng sản ﷽lượng. Nhưng nó cũng không thể ngăn giá cả leo thang vì cả thu nhập và giá đều tăng cao khi kinh tế phát triển.
Trên thực tế, giá thực phẩm tăng đã giúp nâng mức thu nhập khiêmജ tốn ở vùng nông thôn. Năm ngoái, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn Trung Quốc đã tăng nhanh hơn cả thu nhập ở thành thị: tăng 10% lên ꦆ5.919 NDT (tương đương 902 USD).
Theo Rozelle, nông thôn Trung Quốc đang chuyển từ mức rất nghèo sang mức nghèo. Ô🐲ng đã nhìn thấy những ngôi nhà gạch và con đường rải sỏi. Ở những nơi đó, tất cả các bé gái đều được đến trường và nhà nào cũng có điện thoại di động.
Thế nhưng, với nhiều cư dân thành thị thì thay thổi chưa hẳn đã là tốt, nhất là với﷽ người về hưu, công chức và dân nhập cư như Yao. Thu nhập của họ không được✅ nâng lên theo đà đó.
Yao nói rằng anh ghen tị với những ai có thể ăn uống những gì mình♏ thích mà không phải quan tâm đến giá cả, nhưng anh vẫn cố quên điều đó đi: “Đúng vậy, thật bất công. Nhưng tôi biết mình vẫn phải tiếp tục sống. Tôi phải làm việc chăm chỉ rồi mọi thứ sẽ khả quan hơn.”
An Lâm (theo AP)