Được coi là viagra của những ngườ✤i sống dưới chân núi Himalaya, loại nấm quý mọc trên xác của loài sâu bướm giờ đây được coi là “hàng nóng” đối với doanh nhân miền tây Trung Quốc. Theo một hãng môi giới hàng hóa lớn tại tỉnh Phúc Châu, giá của vị “tiên dược” này đã tăng gấp đôi trong vòng 2 năm qua và hiện được giao dịch với giá khoảng 24.000 USD mỗi kilogram. Điều đáng nói là đây không phải là vị thuốc duy nhất bị làm giá trong thời gian gần đây.
Giá nhiều loại thuốc tại Trung Quốc tăng mạnh những tháng qua. Ảnh: ChinaDaily |
“Hiện tượng đầu cơ đã xuất hiện ở quy mô nhỏ”, Giám đốc Trung tâm thông tin của Hiệp hội Y học cổ truyền Trung Quốc – Long Xingchao cho biết. Theo ông Long, giá của một số loại ♓thuốc bắc, bao gồm cả nhân sâm đỏ và một số loại hoa cỏ trị bệnh đã tăng mạnh kể từ năm 2010, chủ yếu do đầu cơ trong khi nguồn cung không hề có dấu hiệu khan hiếm.
Theo tờ Wall Street Journal, việc thị trường chứng khoán khủng hoảng, nhà đất đóng băng cộng với lãi vay cao đang là nguyên nhân khiến giới đầu tư Trung Quốc phải tìm ra những công cụ mới mà các hàng hóa như ꦏthuốc bắc là một ví dụ điển hình. Năm 2011, Công ty dược phẩm Nam Kinh thậm chí còn lập hẳn một sàn giao dịch thuốc nơi người ta có thể chuyển nhượng từ nấm quý đến sừng hươu. Đến tháng 11 vừa rồi, công ty này thậm chí còn p🐬hải kéo dài thời gian giao dịch nhằm cho phép nhà đầu tư mua bán sau giờ hành chính. “Thêm giờ là thêm cơ hội kiếm lời”, lãnh đạo của doanh nghiệp này tuyên bố trên website.
Cùng với thuốc, hàng loạt sản phẩm đầu tư khác cũng đang nở rộ tại Trung Quốc. Mới đây, Cui Ruzhuo, một họa sĩ nổi tiếng đã phát hành 30 triệu cổ phần cho bức tranh “Eternal Lotus Wind” với giá khởi điểm là 1,6 nhân dân tệ mỗi cổ phần và được bán sạch chỉ trong vòng 2 ngày. Hiện mỗi cổ phần đang đ⛎ược giao dịch với giá gần 2,2 nhân dân tệ và đưa giá trị bức tranh lên gần 11,5 triệu USD. Tuy vậy, bản thân họa sĩ Cui vẫn cho rằng mức giá nêu trên vẫn chưa đạt đỉnh.
Một sản phẩm đầu tư kỳ lạ khác cũng mới xuất hiện tại Trung Quốc là rượu Mao Đài cổ. “Ngày xưa, người ta mua rượu chỉ để uống. Giờ thì khác, họ còn mua để sưu tầm, đầu tư”𓆉, Giám đốc hãng đấu giá Googut tại Bắc Kinh – Liu Xiaowei cho biết. Cũng theo ông Liu, giá một chai Mao Đài – cùng loại được sản xuất phục vụ cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, hiện có giá hơn 300 USD.
Nhiều người Trung Quốc hiện mua rượu Mao Đài để đầu tư. Ảnh: WSJ |
Trong buổi đấu giá diễn ra cuối tháng 12 vừa rồi tại Googut, một doanh nhân đến từ tỉnh Giang Tô đã trả 8.300 USD cho 24 chai rượu loại này. “Đây là những c🍨hai rượu cổ nên nếu tôi mua và giữ chúnܫg thêm một thời gian nữa, khả năng kiếm tiền sẽ là chắc chắn”, doanh nhân này cho biết.
Đón đầu xu hướng đầu tư nói trên, Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại – nhà băng lớn nhất Trung Quốc cũng đang gọi vốn cho một quỹ đầu tư vào các sản phẩm chè cao cấp – mặt hàng được h🍨ọ đánh giá là ít rủi ro. Trong khi đó, một số ngân hàng khác cũng cho biết đang lập kế hoạch để cho phép nhà đầu tư giao dịch kim cương ngay trên website của mình. 3 trong số này cũng đang tham gia cũng hãng đấu giá Googut vào một quỹ đầu tư vào rượu cổ và thu lợi khoảng 20% trong năm nay.
Tuy vậy, tương tự như các sản phẩm thuốc, sự bùng nổ nhanh chóng của các sản phẩm đầu tư nói trên cũng đang đặtﷺ ra nhiều nghi ngại về hoạt động đầu cơ. Điều này đặc biệt nghiêm trọng nếu giới dầu tư tiếp tục “tiến quân” sang các mặt hàng thiết yếu, gây cản trở cho chính sách kiểm soát giá cả của Chính phủ.
Cuối tháng 11 vừa qua, nhà chức trách Trung Quốc thậm chí đã tiến hàng thắt chặt các quy định trên thị trường giao dịch hàng hóa đồng thời cảnh báo có thể cho đóng cửa c꧑ác quỹ đầu tư nếu phát hiện dấu hiệu đầu cơ hay làm giá. Tuy vậy, trong khi thị trường bất động sản tại nhiều thành phố đóng băng, thị trường chứng khoán Thượng Hải sụt đến 20% kể từ đầu năm 2011 thì những khoản đầu tư mới mẻ, độc đáo nêu trên vẫn là cảnh cửa khó bỏ qua đối với nhiều nhà đầu tư Trung Quốc.
Nhật Minh