Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc hôm nay cho biết lạm phát tháng 8 chỉ tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 0,3% từ mức đỉnh 6,5% của tháng 7. Con số này trùng khớp với dự đoán của giới chuyên gia về tỷ lệ lạm phát của Trung Q𓆉uốc trước đó. Giá thành sản xuất tăng 7,3% trong tháng 8 so với năm ngoái, trong khi tháng 7 tăng tới 7,5%.
Nhiệm vụ hàng đầu của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lạm phát vẫn là bình ổn giá thực phẩm. Ảnh: guardian.co.uk |
Tình hình này giúp Trung Quốc thêm tự tin tiếp tục giữ lãi suất sau 5 lần nâng kể từ tháng 10/2010. Tuần trước, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói vấn đề bình ổn giá cả vẫn ưu tiên số một, các chính sách cần tránh gây sốc cho nền kinh t꧃ế.
Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia và Philippines mới quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay ngày hôm qua, trong khi lần gần nhất Trung Quốc tăng lãi suất kỳ hạn một năm là tháng 7🏅. Tháng trước, lãi suất cho vay kỳ hạn một năm của Ngân hàng Tไrung ương Trung Quốc lên mức 6,56% trong khi lãi suất gửi là 3,5%. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng được dâng cao kỷ lục, lên 21,5%.
Giới chức Trung Quốc đang trong cảnh "trên đe dưới búa" khi lạm phát thì tăng cao còn xuất khẩu, việc làm lại bên bờ nguy hiểm. James Rickards, giám đốc quản lý cấp cao của công ty đầu tư Tangent Capital Partners nhận xét: "Lạm phát và thất nghiệp đều gây bất ổn cho Trung Quốc".Gánh nặng về giá cả, bao gồm tiền lương꧅ và giá nguyên vật liệu thô tăng, đã đánh thẳng vào các công ty của nước này. Công ty sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc Baoshan Iron & Steel cho hay họ bị mất tới 37% lợi nhuận trong nửa đầu năm 2011 vì giá quặng sắt tăng và nhu cầu từ các nhà sản xu🅷ất ôtô đi xuống.
Một vài công ty đang đẩy gánh nặng sang phía người tiêu dùng bằng cách nâng giá sản phẩm. Hai công ty sản xuất rượu là Wuliangye Yibi và𝔍 Yanghe Brewery Joint-Stock thông báo họ sẽ tăng giá thêm 30% trong thời gian tới.
Mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể chỉ đạt 9% troꦛng năm nay, sau khi đạt 10,4% năm 2010.
Anh Quân (theo Bloomberg)