Phòng Thí nghiệm âm thanh quốc gia Aust𓂃ralia thống kê được 1/4 số người dùng các thiết bị nghe nhạc cá nhân thường xuyên thưởng thức giai điệu ở mức nguy hiểm. Viện nghiên cứu bệnh điếc Hoàng Gia Australia (RNID) cũng khuyến cáo người dân cần sớm nhận thức về nguy cơ này. Theo nghiên cứu mới đây của RNID, 39% số người tron💝g độ tuổi 18-24 tuổi dùng máy nghe nhạc cá nhân ít nhất 1 giờ mỗi ngày, và 42% số này thừa nhận nghe volume chói tai.
- Phòng yên tĩch về đêm: 20 decibel |
RNID coi 80 decibel là mức âm lượng mꦐà thính giác bị đe doạ. Mức này chỉ kém tiếng ồn từ máy khoan bằng khí nén 20 🍌decibel. Trong khi đó, một số máy nghe nhạc MP3 có volume lên tới 105 decibel.
Hiện nay, hàng triệu người trên thế giới sở hữu máy nghe nhạc cầm tay sành điệu. Hãng Apple chuyên sản xuất thiết bị này tới nay đã tiêꦯu thụ được hơn 20 triệu iPod. Tại châu Âu, iPod được quy định phải đi kèm thiết bị giới hạn âm thanh mức ồn cho phép. Tuy nhiên, không hiếm ngườ♊i "vượt đèn đỏ" để tra tấn lỗ tai.
Đ💧ể bảo vệ thính giác và kéo dài thời gian thưởng thức nhạc, RNID khuyến cáo cần trang bị màng lọc bảo vệ cho loại headphone gài trong tai. Ngoài ♍ra, nếu vào vũ trường thì cần thường xuyên ra ngoài để cho tai nghỉ ngơi. Chú ý đứng cách xa loa và đeo nút tai nếu liên tục tiếp xúc với nhạc mạnh, nhất là đối với DJ và nhạc sĩ.
(Theo VnExpress)