Những rủi ro dễ gặp khi cho trẻ học bơi
Tại bể bơi Thanh thiếu nhi Nguyễn Quý Đức (Thanh Xuân, Hà Nội) chiều 19/6, trong khi khu dành cho trẻ em đông nghịt người thì khu dành cho người lớn có phần vắng vẻ hơn. Thấy vậy, một số pܫhụ huynh đã dắt con mình - dù mới chỉ 2, 3 tuổi và đang còn rất nhát nước - sang chơi ở bể người lớn. Điều này dễ làm các em chới với, sợ nước hơn và thực sự nguy hiểm khi phụ huynh không chú🌱 ý.
Nhiều trẻ mới biết bơi hoặc đang chập chững tập bơi sang khu bể sâu sẽ dễ gặp nguy hiểm. Ảnh: Phan Dương. |
"Nhiều trẻ cậy mình biết bơi nên đã sang bể người lớn với mực nước sâu hơn mà không biết rằng nó thực sự nguy hiểm", chị🃏 Nguyễn Thị Thu Hòa - giáo viên dạy bơi của Trung tâm Thanh thiếu nhi Nguyễn Quý Đức cảnh báo. Bởi vậy, theo chị, khi cho trẻ đi bơi cần phải quan sát mực nước phù hợp.
Cũng theo chị Hòa, trẻ từ 6 tuổi c🃏ó thể bắt đầu học bơi nhưng độ tuổi thích hợp nhất là từ 8 tuổi trở lên bởi lúc này t☂rẻ có đủ sức khỏe và nhận thức.
Trước khi cho trẻ h✨ọc bơi, các bậc phụ huynh cần đưa con em mình đi kiểm tra bởi không phải cơ thể ai cũng thích hợp với môi trường nước. Trường hợp trẻ có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, các bệnh về đường hô hấp mãn tính, các bệnh viêm da thì 🔯không nên học môn thể thao này.
Trẻ học bơi phải tuân thủ đúng các quy🏅 trình. Trước khi xuống bể, trẻ phải tắm tráng qua, nếu cảm thấ🗹y cơ thể khỏe mạnh thì mới tiếp tục. Sau đó phải khởi động ít nhất 10 phút cho dù là bơi lội hay chỉ đơn giản để trẻ chơi đùa dưới nước.
“Vào những hôm nóng bức, nhiều bậc phụ huynh cứ để trẻ vầy nước từ khi bể bơi mở cửa đến khi đóng cửa. Ngâm nước lâu sẽ làm trẻ tím tái, mệt mỏi, về nhà trẻ bỏ cơm.🏅 Vì vậy, chỉ nên cho trẻ ở dưới nước từ 1 đến 1,5 tiếng”, chị Hòa cảnh báo.
Tránh ăn uống no trong khi vận động. Nếu cho trẻ đi bơi thì phải cách xa bữa ăn một tiếng để thức ăn hấp thụ dần, khi bơi xong có thể ăn nhẹ. Trong khi bơi nếu khát thì chỉ cho trẻ uống một ít nước. Cũng không nên để trẻ đi ꦓbơi khi đói. Tuyệt đối không để trẻ bơi khi trời nắ𒀰ng hay lúc mưa to vì sẽ làm cho trẻ bị cảm.
Trẻ cần tắm tráng và khởi động ít nhất là 10 phút mới xuống nước. Ảnh: Phan Dương. |
Nhiều năm cho hai con mình tập bơi, chị Hợp (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm: "Bình thường khi cho con đi b🔜ơi mình bắt cháu uống một cốc sữa. Trong lúc bơi, mình luôn 🌼đứng bên quan sát con để đảm bảo an toàn".
"Trước khi biết bơi, con mình cũng sợ nư👍ớc lắm! Mình tập cách tắm cho cháu dưới vòi hoa sen hay úp mặt vào nước để nín thở. Khi cháu đã dạn nước rồi m📖ình mới cho ra bể bơi", chị cho biết thêm.
Về cấp cứu ban đầu khi trẻ bị đuối nước, bác sĩ Ngô Anh Vinh – Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo: “Khi đưa trẻ lên bờ không nên dốc ngược trẻ vì có thể gây trào ng🙈ược nước và chất dịch từ dạ dày vào đường hô hấp”.
“Đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng, hút dịch mũi, họng cho trẻ. Hà hơi, thổi ngạt đồng thời ép tim ༒ngoài lồng ngực nếu t♕rẻ có các biểu hiện không tự thở hoặc ngưng tim. Sau đó ủ ấm và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các trung tâm y tế gần nhất”, bác sĩ Vinh nhấn mạnh.
Cũng theo vị bác sĩ này, trong tháng 5 vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 2 trường hợp trẻ bị đuối nước. Trong đó, có một trẻ bị ngã xuống ao, một trẻ bị ngã xuống giếng. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao con em m🍎ình khi cho chơi gầཧn môi trường nước.
Phan Dương